11:05 14/12/2015
PHÁCH HỘ (Pòhù - Pro Rou - Pac Fou ). Huyệt thứ 42 thuộc Bàng quang kinh ( B 42). Tên gọi: Phách ( có nghĩa là vía, hễ vật gì tinh khí hết kiệt, chỉ còn hình chất lại đều gọi là phách. Tinh thần tiêu diệt còn lại hình chất gọi là phách); Hộ ( có nghĩa là cửa ngõ. Cửa một cánh gọi là Hộ ( cửa hai cánh gọi là Môn), ở đây có nghĩa là ẩn trú). Huyệt ở ngang với Phế du. "Phế tàng Phách". Nó biểu hiện dấu hiệu bệnh tật thuộc Phế khí , có tác dụng làm ngưng ho, giảm hen suyễn, do đó mà có tên Phách hộ.
12:03 12/12/2015
Ố Ế ( Wùyi - Ou I). Huyệt thứ 15 thuộc Vị kinh ( S 15). Tên gọi: Ốc ( có nghĩa là nhà); Ế ( có nghĩa là quạt được làm bằng lông gà). Huyệt nằm trên vùng giữa phổ nơi mà khí đến vùng sâu hơn khi đi qua Khí hộ, Khí phòng và được so sánh với nơi nhà ở ( cư trú) của khí. Huyệt lại nằm mỗi bên ngực, nó được so sánh như một cái quạt mà các nan quạt là các xương sườn. Cho nên gọi là Ố ế ( quạt nhà).
11:57 10/12/2015
NỘI QUAN ( Nèi Guàn - Nei Koann). Huyệt thứ 6 thuộc Tâm bào lạc kinh ( P 6). Tên gọi: Nội ( có nghĩa là bên trong trái nghĩa với bên ngoài); Quan ( có nghĩa là cửa ải). Huyệt là nơi cửa ải quan trọng phía trong nơi kinh khí ra vào, cho nên gọi là Nội quan ( trái với Ngoại quan).
11:47 10/12/2015
NỘI ĐÌNH ( Nèitíng ). Huyệt thứ 44 thuộc Vị kinh ( S 44). Tên gọi: Nội ( có nghĩa là phần sâu, hõm trong); Đình ( có nghĩa là sân trước, nơi cư trú). Huyệt có thể dùng để trị lạnh tay, lạnh chân, ngại tiến ồn và các triệu chứng mà bệnh nhân thích sống ẩn dật, sợ tiếng ồn ào, có khuynh hướng sống một mình trong phòng với cửa đóng kín. Do đó mà có tên Nội đình ( phòng trong).
11:38 10/12/2015
NHŨ TRUNG ( Ruzhòng - Jou Tchrong). Huyệt thứ 17 thuộc Vị kinh ( S 17). Tên gọi: Nhũ ( có nghĩa là vú); Trung ( có nghĩa là chính giữa hay trung tâm ). Huyệt nằm ở giữa núm vú nên gọi là Nhũ trung ( giữa núm vú).
19:01 08/12/2015
NHŨ CĂN ( Rugèn - Jou Kenn). Huyệt thứ 18 thuộc Vị kinh ( S 18). Tên gọi: Nhũ ( có nghĩa là vú); Căn ( có nghĩa là gốc hay chân của một cái gì đó). Huyệt nằm ở phía dưới của vú, nên nó được gọi là Nhũ căn ( gốc vú).
18:19 08/12/2015
NHU DU ( Nàoshù - Nao Chou). Huyệt thứ 10 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 10). Tên gọi: Nhu ( có nghĩa là ở dưới vai đối với nách là Nhu hay nói khác hơn phần trên của xương cánh tay được gọi là "Nhu" hay "Nao"; Du ( có nghĩa là nơi mà qua đó kinh khí được chuyển đến bề mặt của cơ thể, đó là huyệt. Nó nằm ở sau phía dưới đầu xương giáp vai có hõm bên dưới huyệt Cự cốt, ở phần trên xương cánh tay. Do đó mà có tên Nhu du ( huyệt trên xương cánh tay).
19:16 04/12/2015
NHĨ MÔN ( Ermén). Huyệt thứ 21 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 21). Tên gọi: Nhĩ ( có nghĩa là tai); Môn ( có nghĩa là cái cổng). Huyệt nằm ngay trước lỗ tai, trên lâm sàng dấu hiệu chủ yếu ở sự rối loạn nơi tai. Do đó mà có tên là Nhĩ môn.
16:09 03/12/2015
NHẬT NGUYỆT ( Rìyuè - Je Iue). Huyệt thứ 24 thuộc Đởm kinh ( G 24). Tên gọi: Nhật ( có nghĩa là mặt trời); Nguyệt ( có nghĩa là mặt trăng). Huyệt là Mộ huyệt của Đởm kinh, biểu hiện những rối loạn liên quan tới Đởm, Đởm là cơ quan chủ về quyết đoán. Đặc biệt của sự quyết đoán tức là rõ ràng và dứt khoát được viết tức là Minh ( 明 ); một sự kết hợp các đặc điểm cho mặt trời ( 日 ) và mặt trăng ( 月 ) cùng hợp lại với nhau.
19:21 02/12/2015
NHÂN NGHÊNH ( Rényíng - Jenn Ing). Huyệt thứ 9 thuộc Vị kinh (S 9). Tên gọi: Nhân ( có nghĩa chỉ con người và sinh mạng); Nghênh ( có nghĩa là nghênh tiếp, tiếp thu). Động mạch ở hai bên của hầu ( trái táo Adam) có thể tiếp thu khí của ngũ tạng trời đất để nuôi dưỡng con người, nên gọi là Nhân nghênh.