17:26 20/08/2015
HUYỀN CHUNG ( Xuánzhòng - Juégu - Siuann Tchong ). Huyệt thứ 39 thuộc Đởm kinh ( G 39). Tên gọi: Huyền ( có nghĩa là treo lơ lững); Chung ( có nghĩa là chuông nhỏ). Vào thời xưa, con người ta nhất là đối với trẻ con thường mang một cái vòng có chuông nhỏ như lục lạc, rung len ken quanh mắt cá ngang ở huyệt này, nên có tên là Huyền chung. Huyệt này còn có tên là Tuyệt cốt. Tuyệt ( có nghĩa là đoạn cuối cùng); Cốt (có nghĩa là xương) Huyệt ở trong chỗ hõm được tạo thành bởi đường viền phía sau xương mác bên dài, nếu trượt nhẹ ngón tay lên dọc theo xương từ mắt cá ngoài, huyệt này nằm trong chỗ hõm đó, khi xương biến mất vào các mô mềm, do đó mà có tên Tuyệt cốt ( đoạn dưới của xương).
21:53 13/09/2014
DU PHỦ ( Shùfu). Huyệt thứ 27 thuộc thận kinh ( K 27). Tên gọi: Du ( có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào); Phủ ( có nghĩa là nơi cư trú hay nơi hội tụ của khí lại). Thận khí bắt đầu từ bàn chân ( Dũng tuyền), hòa nhập vào ngực ở huyệt này, đó là huyệt cuối cùng của Thận kinh. Do đó có tên là Du phủ ( nơi cư trú của huyệt)
21:46 09/09/2014
CỰ CỐT ( Jùgũ). Huyệt thứ 16 thuộc Đại trường kinh ( LI 16). Tên gọi: Cự ( có nghĩa là một cái gì đó to lên); Cốt ( có nghĩa là xương). Ngày xưa theo giải phẫu cổ gọi xương đòn là Cự cốt. Huyệt này nằm trên chỗ cuối cùng ở bên của vai, nơi đó thường được mang gánh nặng hoặc người ta mang một vật gì đó ở trên vai. Cho nên có tên là Cự cốt ( xương lớn, xương đòn gánh).
22:45 27/03/2014
Thiết chẩn: Đứng hàng thứ 4 cũng là đứng cuối cùng trong hàng Tứ chẩn, thiết chẩn là căn bản, là chủ chốt, là một việc cần thiết nắm phần quan trọng rất lớn trong việc xét mạch để biết bệnh ở “nội thể”. Thật vậy, mặc dù đối trước bệnh nhân, ta đã thấy người (Vọng), đã nghe nói chuyện (Văn) và đã hỏi những điều cần phải biết (Vấn) để xét bệnh.
22:05 31/12/2013
Tưởng rằng bình tĩnh và hoạt động là hai thái cực, cho nên nhiều người có thể cho rằng sự hợp nhất giữa hai yếu tố đó là một ý tưởng lạ đời. Tuy nhiên, đến cuối cùng rồi chúng cũng hợp nhất được. Mọi kỹ thuật Hiệp Khí Ðạo đích thực đòi hỏi nhưng người theo chúng phải ở được trong một trạng thái hợp nhất giữa bình tĩnh và hoạt động.
21:21 31/12/2013
Buổi sáng, muốn tỉnh ngủ hẳn, thì ban đêm bạn phải ngủ say, bởi vì trong khi bạn ngủ thì sức mạnh cơ thể bạn được phục hồi sau một ngày làm việc. Những người không ngủ được, hoặc ngủ ít, nhưng buổi sáng vẫn thức dậy như thường, thì mí mắt nặng như chì, và đầu thì lơ mơ. Đây là những người nằm lì ra trên giường đến phút cuối cùng, chẳng buồn ngủ cũng chẳng tỉnh ngủ hẳn.
21:12 31/12/2013
Bất cứ bạn quyết định làm một việc gì, bạn cần phải có một ý chí mạnh mẽ. Cho dù cái điều bạn nghiên cứu có giá trị đến mấy, nếu bạn không đi đến hết, nó sẽ chẳng có ích gì cả. Một người có một ý chí yếu, cho dù hắn tưởng hắn đi đúng đường, sẽ không thể tiếp tục con đường hắn đã khởi sự và rồi cuối cùng sẽ chẳng đi tới đâu.
13:20 16/11/2013
Hoàng đế hỏi Kỳ Bá : “Ta xem vạn dân như con, ta nuôi dưỡng trăm họ, thu tô thuế của họ. Ta chỉ buồn là nuôi họ không đủ để rồi họ bị bệnh tật [1]. Ta không muốn để cho họ bị uống phải độc dược, cũng không muốn dùng đá để biếm[2]. Ta muốn dùng loại kim vi châm để thông kinh mạch cho họ, điều hòa khí huyết cho họ, làm thế nào để cho khí huyết vận hành theo nghịch hay thuận đều có chỗ hội nhau [3] . (Những ước muốn trên) phải có cách nào có thể truyền lại cho hậu thế [4]. Muốn truyền được ắt phải có những phương pháp rõ ràng, ắt phải đạt được kết quả cuối cùng mà không bị hủy diệt, tuy dùng lâu đời mà vẫn không bị tuyệt, dễ làm, khó quên, đáng làm khuôn mẫu có cương kỷ, tách riêng bằng những phạm vi, chương trình, phân biệt biểu và lý, có thỉ có chung [5]. Biết được một cách cụ thể bệnh nào châm kim nào [6]. Vậy trước hết phải viết ra quyển sách CHÂM KINH. Ta mong được nghe thầy trình bày rõ ràng hơn” [7].
12:52 09/11/2013
Hoàng Đế nói rằng: Tam dương là “Kinh” Nhị dương là Duy, Nhất dương là du bộ. Nhân đó biêt chung thủy của năm Tàng [1] Tam dương là Biểu, Nhị âm là Lý, Nhất Âm là chí tuyệt (cuối cùng), hợp với hối sóc, sẽ đầy đủ cái chính lý về sự sinh trưởng [2] Hoàng Đế hỏi: