.

TAM GIAN

 18:39 29/02/2016

TAM GIAN ( SànJiàn - San Tsienn). Huyệt thứ 3 thuộc Đại trường kinh ( LI 3). Tên gọi: Tam ( có nghĩa là ba); Gian ( có nghĩa là khe, ý nói khe hở). Huyệt ở trên đường tiếp giáp da gan tay- mu tay ở bờ ngoài ngón trỏ, ngang chỗ tiếp nối với thân và đầu dưới xương bàn tay thư hai, nơi chỗ hỏm. Theo thứ tự là huyệt thứ ba thuộc kinh Dương minh Đại trường nên có tên là Tam gian.

.

TAM DƯƠNG LẠC

 18:26 29/02/2016

TAM DƯƠNG LẠC ( Sànyángluò - Sann Yang Lo). Huyệt thứ 8 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 8). Tên gọi: Tam ( có nghĩa là ba); Dương ( có nghĩa là trái với âm, ở đây nói đến ba kinh dương ở tay); Lạc ( có nghĩa là nối nhau, hay kết hợp). Ba kinh dương ở tay được nối với nhau tại huyệt này. Huyệt tương ứng với Tam âm giao ( ba kinh âm giao với nhau) ở hạ chi. Nên có tên là Tam dương lạc.

.

TAM ÂM GIAO

 16:52 23/02/2016

TAM ÂM GIAO ( Sànyinjiào - Sann Inn Tsiao). Huyệt thứ 6 thuộc Tỳ kinh ( Sp 6). Tên gọi: Tam ( có nghĩa là ba); Âm ( có nghĩa trái với Dương, chỗ mặt trong chân so với mặt ngoài chân); Giao ( có nghĩa là chỗ gặp nhau). Huyệt ở tại chỗ gặp nhau của ba kinh âm ở chân, cách mắt cá trong 3 thốn, nơi chỗ hõm bờ dưới xương. Cho nên gọi là Tam âm giao.( ba kinh âm hội giao lại với nhau).

.

SUẤT CÔC

 18:28 21/02/2016

SUẤT CỐC ( Shuàigu _ Cheu Kou - Choaé Kou). Huyệt thứ 8 thuộc Đởm kinh ( G 8). Tên gọi: Suất ( có nghĩa là noi theo, đi theo cái gì đó); Cốc ( có nghĩa là thung lũng, ở đây nói đến chỗ hõm). Khi định vị trí huyệt này, người điểm huyệt nên tìm đỉnh tai trước, rồi sau đó, trượt tay thẳng lên chỗ hõm ở bên trong đường tóc 1,5 thốn. Do đó mà có tên Suất cốc.

.

QUYẾT ÂM DU

 18:37 15/02/2016

QUYẾT ÂM DU ( Juéyínshù - Tsiue Inn Chou). Huyệt thứ 14 thuộc Bàng quang kinh ( B 14). Tên gọi: Quyết (có nghĩa là khí nghịch lên tay chân giá lạnh); Âm ( có nghĩa là trái với Dương); Du ( có nghĩa là nơi vào vào của khí). Quyết âm nói đến Tâm bào lạc. Thầy thuốc xưa cho rằng Tâm bào lạc và Phế có liên quan chặt chẻ với nhau. Huyệt nằm ở giữa Phế du và Tâm du là nơi mạch khí của Thủ Quyết âm Tâm bào rót vào và di chuyển. Huyệt chủ trị chứng rối loạn của Tâm bào lạc, chứng tâm khí bất cố, tay chân quyết nghịch nên được gọi là Quyết âm du.

.

QUYỀN LIÊU

 18:27 15/02/2016

QUYỀN LIÊU ( Quánliáo - Tsiuann Tsiao). Huyệt thứ 18 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 18). Tên gọi: Quyền ( có nghĩa là xương gò má); Liêu ( có nghĩa là kẻ hở xương). Huyệt ở trong chỗ hõm bên dưới nơi cao nhất của xương gò má. Do đó có tên Quyền liêu ( kẻ hở xương gò má).

.

QUY LAI

 18:13 15/02/2016

QUY LAI ( Gùilái - Kaé Laé). Huyệt thứ 29 thuộc Vị kinh ( S 29). Tên gọi: Quy ( có nghĩa là trở lại); Lai ( có nghĩa là trở lại), Hễ các chứng bệnh khí hãm hạ trụy, khí nghịch thượng xung hoặc khí loạn bất thuận gây ra thoát vị, sa sinh dục, bạch đới, đau trong ngọc hành, kinh nguyệt không đều, bôn đồn, đau bụng dưới. Châm huyệt này chủ yếu để điều trị: sa tử cung, phục hồi kinh nguyệt trở lại bình thường, khả năng sinh đẻ của phụ nữ cúng như làm trở lại những chứng thoát vị, nên gọi là Quy lai.

.

QUANG MINH

 19:04 28/01/2016

QUANG MINH ( Guàngminh - Koang Ming). Huyệt thứ 37 thuộc Đởm kinh ( G 37). Tên gọi: Quang ( có nghĩa là sáng, rực rở); Minh ( có nghĩa là sáng, mắt sáng). Huyệt nối Lạc của Túc Thiếu dương Đởm mà kinh này đi lên để nối với một nhánh phát sinh do huyệt đó nối với kinh Túc Quyết âm Can. Can khai khiếu ở mắt. Nó có dấu hiệu chủ yếu ở sự rối loạn mắt, đồng thời có tác dụng tăng cường sự lưu thông ở các phần phụ và làm cho sáng mắt. Do đó có tên là Quang minh.

Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây