Contact Me on Zalo
Contact Me on Zalo
0985261315
.

HỢP CỐC

 06:36 17/08/2015

HỢP CỐC ( Hégu - Ro Kou). Huyệt thứ 4 thuộc Đại trường kinh ( LI 4). Tên gọi: Hợp ( có nghĩa là cùng đổ về một nơi); Cốc ( có nghĩa là hang hay núi có hõm vào hoặc thung lũng, hai bên núi ở giữa có một lối nước chảy cũng gọi là cốc. Vào thời xưa, những phần của cơ thể nơi mà các bắp thịt hội tụ lại một cách dư thừa được nhắc đến như là một "cốc" trong khi những phần có ít bắp thịt thì được nói đến như một "khê". Trong ngữ cảnh này" Cốc" lớn hơn và cạn hơn "Khê". Ở đây " Hợp" có ý nói đến nơi mà các bắp thịt hội tụ lại. Ngoài ra khi ngón cái và ngón trỏ xòe tách ra, nó tương tự như một thung lũng sâu. Do đó mà có tên là Hợp cốc.
.

HỘI ÂM

 07:29 15/08/2015

HỘI ÂM ( Huìyìn - Roé Inn). Huyệt thứ 1 thuộc Nhâm mạch ( CV 1). Tên gọi: Hội ( có nghĩa là cùng đổ về). Âm ở đây nói đến cả cơ quan sinh dục dục và hậu môn). Huyệt nằm giữa hai bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn. Theo Y học cổ truyền đáy chậu được xem như phần âm của cơ thể, đó cũng là nơi khởi đầu đối với sự phân bố bề mặt của mạch Nhâm, Đốc và Xung.Trong " Châm cứu đại thành" ghi rằng: " Những mạch Nhâm, Đốc và Xung nổi lên từ vùng giữa hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài. Nhâm mạch bắt đầu từ đáy chậu và đi lên bụng. Đốc mạch đi lên từ đáy chậu đến lưng, Xung mạch cũng bắt đầu từ đó hòa nhập với Túc Thiếu âm Thận kinh". Tất cả 3 kinh ấy qui tụ ở huyệt này nên gọi là Hội âm.
.

HỒN MÔN

 06:27 15/08/2015

HỒN MÔN ( Hún mén - Roun Menn - Iuenn Menn). Huyệt thứ 47 thuộc Bàng quang kinh ( B 47). Tên gọi: Hồn ( có nghĩa là phần hồn, là cái làm chúa tể cả phần tinh thần, con người lúc sống thì hồn phách quấn với nhau, đến lúc chết hồn phách lìa khỏi nhau. Vì thế nên bảo thần với quỷ đều do hồn hóa ra cả, vì nó là một vật rất linh thiêng, thiêng liêng hơn cả muôn vật cho nên gọi là linh hồn); Môn ( có nghĩa là cái cửa). Huyệt ở ngang với Can du " Can tàng hồn", huyệt này có dấu hiệu chủ yếu trong các rối loạn của Can, bệnh tinh thần, đau lưng, nôn mửa... Do đó mà có tên Hồn môn.
.

HOẮC TRUNG

 00:43 15/08/2015

HOẮC TRUNG ( Yùzhòng - Rouo Tchong - Yo Tchong). Huyệt thứ 26 thuộc Thận kinh ( K 26). Tên gọi: Hoắc ( có nghĩa là đẹp hay tuyệt vời); Trung ( có nghĩa là trung tâm, chính giữa; ở đây nói về ngực). Huyệt có tác dụng làm giảm sự ngột ngạt và sưng ngực, điều chỉnh lại sự lưu thông của khí, làm thế nào cho ngực được thoải mái thư thái. Dấu hiệu chủ yếu là ho và suyễn...Do đó mà có tên Hoắc trung hay còn gọi là Hoặc trung, Quắc trung.
.

NHÂN SÂM

 06:53 14/08/2015

NHÂN SÂM ( Radix Ginseng) Nhân sâm ( Radix Ginseng hay Radix ginseng Sylvestris) là rễ chế phơi sấy khô của cây Nhân sâm ( Panax ginseng C.A.Mey). Có hai loại Nhân sâm: Nhân sâm trồng gọi là Viên sâm ( Panax ginseng C.A.Mey forma sativum Chao et Shih.). Nhân sâm mọc hoang gọi là Sơn sâm ( Panax Ginseng C.A.Mey forma sylvestre Chao et Shih.). Nhân sâm dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXVIII - Bổ khí.
.

HOÀNH CỐT

 06:26 14/08/2015

HOÀNH CỐT ( Héng gu - Rong Kou - Roang Kou). Huyệt thứ 11 thuộc Thận kinh ( K 11). Tên gọi: Hoành ( có nghĩa là nằm ngang); Cốt ( có nghĩa là xương). Theo giải phẫu cổ, xương mu người ta gọi là Hoành cốt. Huyệt nằm ở bên xương mu. Do đó mà có tên Hoành cốt.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây