17:00 12/04/2014
LÝ KHÍ TỄ Lý khí chi tễ tức là dùng bài thuốc có các vị thuốc có tác dụng hành khí giải uất, bổ trung ích khí, trị khí trệ, khí nghịch, khí hư, lý khí có phân ra hòa vị lý khí, sơ uất lý khí, giáng nghịch hạ khí...
06:48 04/12/2013
I Đại cương: Đau dây thần kinh hông là một hội chứng đau rễ thần kinh thắt lưng V và cùng I, đau lan từ thắt lưng xuống hông dọc theo mặt sau đùi xuống cẳng chân, lan ra ngón cái hoặc út (tuỳ theo rễ bị đau). Nguyên nhân do thoát vị đĩa đệm là hay gặp nhất, ngoài ra còn do cùng hoá thắt lưng V hay cùng I, gai đôi cột sống, thoái hoá cột sống hoặc do chấn thương cột sống, viêm cột sống dính khớp,… Theo Y học cổ truyền đau dây thần kinh hông còn gọi là “yêu cước thống”, “toạ cốt phong”, “toạ điến phong”, thuộc phạm vi “chứng tý”. Nguyên nhân do phong hàn, phong thấp, phong nhiệt thừa cơ tấu lý sơ hở xâm lấn vào kinh túc Thái dương Bàng quang và túc Thiếu dương đởm, hoặc do chính khí hư yếu, rối loạn chức năng tạng phủ nhất là tạng can, thận hoặc do lao động quá sức, trọng thương gây huyết ứ, khí ứ làm bế tắc kinh khí của kinh Bàng quang, kinh Đởm gây đau.
06:09 29/11/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: Giảm thính lực là giảm một phần hoặc mất hoàn toàn chức năng nghe do nhiều nguyên nhân khác nhau như: điếc đột ngột mắc phải, viêm não, u dây thần kinh số VIII, thiểu năng tuần hoàn não, viêm tai giữa, chấn thương sọ não, ngộ độc thuốc... Theo y học cổ truyền, điếc thuộc chứng khí hư, do thận khí hư sinh ra tai điếc (thận khai khiếu tại nhĩ), có thể có trường hợp do hàn tà xâm nhập vào kinh Thiếu dương gây khí bế mà sinh ra điếc.
17:58 26/11/2013
1. Thầy thuốc dùng tai để nghe tiếng nói, hơi thở, tiếng ho, tiếng nấc của người bệnh. 2 Thầy thuốc dùng mũi để ngửi hơi thở, các chất thải như: phân, nước tiểu, khí hư của bệnh nhân để giúp phân biệt tình trạng bệnh thuộc hư hay thực, bệnh thuộc hàn hay thuộc nhiệt của người bệnh để đề ra phát điều trị phù hợp (thực tế hiện nay thầy thuốc có thể hỏi người bệnh để tiếp nhận các thông tin này)
12:34 09/11/2013
Hoàng Đế hỏi: Ta muốn biết những điều cốt yếu của Hư Thực. Kỳ Bá đáp: Khí thực thì hình thực, khí hư thì hình hư, đó là lẽ thường tình, nếu nghịch lại thì bị bệnh. Cốc thịnh thì khí thịnh, Cốc hư thì khí hư, đó là lẽ thường, nếu nghịch lại thì bị bệnh. Mạch thực thì huyết thực, mạch hư thì huyết hư, đó là bình thường, nếu mghịch lại thì bị bệnh.