17:48 22/08/2015
HUYẾT HẢI ( Xuèhăi - Siué Raé). Huyệt thứ 10 thuộc Tỳ kinh ( SP 10). Tên gọi: Huyết ( có nghĩa là máu); Hải ( có nghĩa là biển, nơi các dòng sông tụ họp lại). Huyệt có tác động đến huyết và thúc đẩy chức năng của Tỳ trong việc kiểm soát sự lưu thông như thể làm công tác hướng dẫn nước của các dòng sông nhỏ khác nhau, các con sông này sẽ theo hướng của nó rồi đổ ra biển. Do đó mà có tên là Huyết hải ( biển huyết).
21:41 13/09/2014
DỊCH MÔN ( Yè Mén). Huyệt thứ 2 thuộc Tam tiêu kinh (TE 2). Tên gọi: Dịch ( có nghĩa là nước hay chất lỏng); Môn ( có nghĩa là cái cổng). Tam tiêu điều chỉnh và kiểm soát sự lưu thông của chất lỏng trong cơ thể và được nhắc đến như là cơ quan chính điều hòa chất lỏng trong cơ thể. Do đó, nhiều tên của các huyệt ở đường kinh này được kết hợp với chất lỏng như: Dịch môn, Trung chữ, Tứ độc, Thanh lãnh uyên.
19:56 07/09/2014
CHU VINH ( Zhòuróng) . Huyệt thứ 20 thuộc Tỳ kinh ( Sp 20). Tên gọi: Chu hay Châu ( có nghĩa ở đây là nói toàn bộ cơ thể); Vinh ( có nghĩa là nuôi dưỡng). Huyệt từ Túc Thái âm Tỳ. Tỳ thống trị các cơ nhục và có chức năng kiểm soát sự lưu thông của huyết ( nhiếp huyết) và phân phối những chất cần thiết. Ngoài ra kinh khí khắp toàn bộ cơ thể đến đây trước khi được phân phối thêm nữa để nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể, nên gọi là Chu vinh ( nuôi dưỡng toàn bộ).
16:57 23/12/2013
Có bao giờ bạn nghĩ đến việc rèn luyện thân thể hàng ngày khi đã có tuổi? Điều này rất có lợi cho sức khỏe. Khi tuổi càng cao, việc kiểm soát sức khỏe bằng tập thể dục càng quan trọng hơn bao giờ hết. Thường xuyên tập thể dục không chỉ giúp cho người già duy trì sức và tăng cường sức khỏe, mà còn cải thiện sự tự tin của bản thân.