11:57 23/09/2014
La hán quả là quả của cây Siraitia grosvernori, tên cũ là Momordica grosvernori hay Thladiantha grosvenori, thuộc họ Bầu bí (Cucurbitacea). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XI - Trừ đàm.
17:09 03/09/2014
CÁCH DU ( Géshu). Huyệt thứ 17 thuộc Bàng quang kinh ( B 17). Tên gọi: Cách ( có nghĩa là cơ hoành, màng chắn); Du (có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào). Huyệt tương ứng bên trong với cơ hoành. Cơ hoành từ đó liên hệ với lưng, lại chủ bệnh của sự rối loạn chức năng cơ hoành như buồn nôn, nôn mửa, ợ, nấc cụt. Do đó mà có tên Cách du.
16:26 03/09/2014
CAO HOANG DU ( Gàohuàngshù). Huyệt thứ 43 thuộc Bàng quang kinh ( B 43). Tên gọi: Cao ( có nghĩa là mỡ, mỡ miếng. Chỗ dưới quả tim cũng gọi là Cao); Hoang ( có nghĩa là chỗ dưới tim trên cách mạc gọi là Hoang. Năng lượng cần cho sự sống được tạo bởi Tâm, Phế. Tâm, Phế liên hệ với Cao hoang, nơi ở giữa tim và cách mạc. Cao và Hoang gặp nhau gần đốt sống ngực thứ tư, nơi đè vào nhau. Huyệt dùng để chữa trị các chứng bệnh do suy nhược trực tiếp với tâm phế, gián tiếp với Tỳ Thận, do đó có tên là Cao hoang.
17:55 20/07/2014
Mạch Đới và mạch Dương duy là hệ thống thứ 2 thuộc kỳ kinh mang tính chất dương. Mạch Đới và mạch Dương duy không có huyệt chung, chúng sử dụng kinh Đởm làm cầu nối giữa chúng với nhau.
18:34 29/06/2014
Mạch Đốc và mạch Dương kiểu hợp thành hệ thống mạch thứ nhất mang tính chất dương. Cả 2 mạch đều có một đặc điểm chung là phân bố ở vùng phần dương của cơ thể và hợp nhau ở huyệt Tình minh nhánh lên của mạch Đốc theo kinh cân của Túc thái dương đến cổ, mặt rồi đến huyệt Tình minh. Mạch Dương kiểu chạy theo vùng dương của cơ thể lên mặt và tận cùng ở huyệt Tình minh). A. Mạch Đốc
18:52 24/06/2014
“ Kỳ kinh” là nói đối lại với “ chính kinh”. Mười hai kinh mạch là chủ chốt của kinh lạc, cho nên gọi là 12 chính kinh. Chữ “kỳ” có hàm ý nghĩa đơn độc, giữa quãng tám mạch ấy với nhau, đều không có quan hệ phối hợp về âm dương biểu lý một cách cố định, vì thế gọi là kỳ kinh. Ở đây ngoài tạng phủ ra, lại còn có phủ kỳ hằng nữa.
22:19 19/02/2014
May mắn thay, ý niệm sai lầm về đạo học với những điều mơ hồ và thiếu rõ ràng đó ngày nay đã thay đổi. Vì một số lớn người bắt đầu quan tâm đến tư tưởng phương Đông và thiền định không còn được xem là đáng chê cười hay nghi ngại, đạo học đã được coi trọng hơn trước nhiều, ngay cả trong cộng đồng khoa học.
19:47 31/12/2013
Tuy từ ngày xưa ở Á-đông, tiếng khí đã được nhiều người dùng để nói tới nhiều thứ, từ cái khí hạo nhiên cho tới mọi sự vật hằng ngày chung quanh ta, nhưng nhiều người dùng tiếng đó không hiểu cái khí hằng ngày có liên hệ thế nào với cái khí hạo nhiên, và đôi khi cũng chẳng hiểu ngay cả hai cái đó có liên hệ với nhau nữa.