BÁT MẠCH KỲ KINH

Thứ ba - 24/06/2014 18:52
“ Kỳ kinh” là nói đối lại với “ chính kinh”. Mười hai kinh mạch là chủ chốt của kinh lạc, cho nên gọi là 12 chính kinh. Chữ “kỳ” có hàm ý nghĩa đơn độc, giữa quãng tám mạch ấy với nhau, đều không có quan hệ phối hợp về âm dương biểu lý một cách cố định, vì thế gọi là kỳ kinh. Ở đây ngoài tạng phủ ra, lại còn có phủ kỳ hằng nữa.

     Tám mạch kỳ kinh có tác dụng tổng hợp và điều tiết 12 kinh mạch. Về quan hệ của nó với 12 kinh mạch đã có người nêu lên ví dụ như: 12 kinh mạch như là “sông ngòi” mà tám mạch kỳ kinh như là “ hồ đầm”. Những đặc điểm khác nhau của tám mạch thì theo tên gọi cũng có thể thể hiện được chức năng:

     -  Đốc: có nghĩa là quản đốc tất cả, vận hành ở đường chính giữa phía sau đầu, gáy và lưng có đủ khả năng quản đốc tất cả đường kinh dương trong người ta, cho nên gọi nó là cái bể của dương mạch.
     - Nhâm: có nghĩa là đảm nhiệm tất cả, vận hành ở đường chính giữa cổ, họng, ngực, bụng; đủ khả năng đảm nhiệm tất cả kinh âm trong người ta, cho nên gọi nó là “cái bể của kinh lạc”.
     - Đái: là thắt lưng, mạch đái đi ngang ở bên dưới xương sườn cụt, quanh mình một vòng, giống như người thắt đai, bó gọn cả các kinh âm, kinh dương lại.
     - Xung: là cái bể của toàn thân, ở bụng dưới chạy theo lằn trong xương sống, đảm nhiệm chức năng vận hành khí ở bụng.
     - Kiểu: có nghĩa là mạnh mẽ nhanh nhẹn, lại là tên riêng của gót chân, hai mạch kiểu đều bắt đầu từ ở trong gót chân, chỗ mắt cá trong đi lên là âm kiểu; chỗ mắt cá ngoài đi lên là dương kiểu; cùng chung nhau để chủ trì công năng vận động của cơ thể, đồng thời chạy lên đến đầu con mắt để giữ việc nhắm mở của mắt.
     - Duy: có nghĩa là ràng buộc. Vận hành giữa các âm kinh thì gọi là âm duy; vận hành giữa các kinh dương gọi là dương duy. 
 
     Nói tóm lại, tám mạch kỳ kinh cố nhiên đều có tác dụng tách rời ra được, trong đó là hai mạch Nhâm, Đốc đi ở chính giữa phía sau và phía trước thân thể người ta, vận hành khí huyết, nối lại thành một đường vòng chủ yếu ở chính giữa, đều có chuyên huyệt, chứ không như huyệt của sáu mạch kia là đều phải phụ thuộc vào hàng ngũ huyệt của mười hai kinh mạch. Cho nên người xưa đem hai mạch Nhâm, Đốc xếp vào với mười hai kinh chính, gọi chung là mười bốn kinh chính.
     Phạm trù hoạt động về sinh lý và bộ vị phản ảnh về bệnh lý của tám mạch kỳ kinh, trên cơ bản cũng là nhất trí với nhau.

Nguồn tin: Đông Y - Đại học Y Hà nội

Tổng số điểm của bài viết là: 23 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 4.6 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây