Contact Me on Zalo
Contact Me on Zalo
0985261315
.

GIAO TÍN

 08:31 03/10/2014

GIAO TÍN ( Jiào Xin - Tsiao Sinn). Huyệt thứ 8 thuộc Thận kinh ( K 8). Tên gọi: Giao ( có nghĩa là mối quan hệ cùng nhau, đến, nối, băng qua); Tín ( có nghĩa là chắc chắn, đến kịp lúc). Thời kỳ kinh nguyệt đúng chu kỳ người ta gọi là Nguyệt tín, bởi vì nó đến đều đặn ở một thời gian nào đó. Huyệt có tác dụng điều chỉnh kinh nguyệt đúng với chu kỳ và phục hồi chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường. Do đó có tên là Giao tín.
.

ĐẠI ĐÔ

 06:28 22/09/2014

ĐẠI ĐÔ ( Dà dù - Ta tou). Huyệt thứ 2 thuộc Tỳ kinh ( Sp 2). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là lớn, to, thịnh đạt, phong phú); Đô ( có nghĩa là tụ tập đông đúc, lại có nghĩa là ao). Huyệt nằm ở cuối ngón chân cái, nơi mà cơ và xương tương đối dày, tạo thành một chỗ lồi lên có ý như huyệt nơi đó Thổ khí phong phú và súc tích như nước chảy vào ao, nên gọi là Đại đô ( chỗ lồi lớn).
.

CHIẾU HẢI

 07:13 07/09/2014

CHIẾU HẢI ( Zhàohai). Huyệt thứ 6 thuộc Thận kinh. Tên gọi Chiếu ( có nghĩa là ánh nắng mặt trời hay sự sáng rực rỡ); Hải ( có nghĩa là biển, ở đây nói đến một lỗ hõm lớn). Nếu một người ngồi xếp hai bàn chân, khoanh lại với nhau cùng trên một mặt phẳng, một chỗ hõm xuất hiện ở dưới mắt cá chân trong. Đồng thời huyệt này cũng có tác dụng trong việc chữa trị về sự rối loạn của mắt. Do đó có tên là Chiếu hải
.

BỘC THAM

 07:56 30/08/2014

BỘC THAM ( Púcàn Púshèn). Huyệt thứ 61 thuộc Bàng quang kinh (B 61). Tên gọi: Bộc ( có nghĩa là đầy tớ); Tham ( có nghĩa là vào hầu). Ngày xưa khi người đầy tớ hầu việc gặp người chủ của mình buộc phải chào cung kính bằng cách quỳ sát hai chân xuống. Ở vị trí này, huyệt nằm ngay dưới mấu chuyển lớn và bị mấu chuyển lớn ấn ngay vào gót chân, nơi đó gọi là Bộc tham.
HUYỆT NGOÀI KINH CHI DƯỚI

CÁC HUYỆT NGOÀI KINH: CHI DƯỚI

 07:47 12/08/2014

Huyệt ngoài kinh là những huyệt không thuộc vào 12 kinh chính và 2 mạch Nhâm, Đốc. Huyệt ngoài kinh thường có vị trí ở ngoài các đường kinh; nhưng cũng có một số huyệt nằm trên đường đi của các kinh mạch chính, song không phải là huyệt của kinh mạch đó. * Mỗi huyệt ngoài đường kinh thường có một số tác dụng đặc biệt riêng của nó. * Khi châm cứu các huyệt ngoài kinh, tùy vị trí từng huyệt mà chọn tư thế người bệnh cho thích hợp, để huyệt lộ ra dễ dàng cho việc châm cứu.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây