18:39 29/02/2016
TAM GIAN ( SànJiàn - San Tsienn). Huyệt thứ 3 thuộc Đại trường kinh ( LI 3). Tên gọi: Tam ( có nghĩa là ba); Gian ( có nghĩa là khe, ý nói khe hở). Huyệt ở trên đường tiếp giáp da gan tay- mu tay ở bờ ngoài ngón trỏ, ngang chỗ tiếp nối với thân và đầu dưới xương bàn tay thư hai, nơi chỗ hỏm. Theo thứ tự là huyệt thứ ba thuộc kinh Dương minh Đại trường nên có tên là Tam gian.
18:40 10/10/2014
HÃM CỐC ( Xiàngu - Sienn Kou). Huyệt thứ 43 thuộc Vị kinh ( S 43). Tên gọi: Hãm ( có nghĩa là chìm, hõm xuống); Cốc ( có nghĩa là hang, núi có chỗ hõm vào). Huyệt nằm trong chỗ hõm giữa các xương. Ở đây được ví như nó với thung lũng giữa các ngọn núi. Thường để chữa các chứng sình bụng, khí hư hạ hãm, nên có tên là Hãm cốc ( Thung lũng chìm).
17:41 22/09/2014
ĐẠI ĐÔN ( Dàdùn - Ta Toun). Huyệt thứ 1 thuộc Can kinh ( Liv 1). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là to, lớn); Đôn ( có nghĩa là cái gò đầy đặn). Phía trước của ngón chân cái, nơi huyệt này định vị vừa lớn vừa đầy đặn, do đó có tên là Đại đôn.
23:01 22/08/2014
ẨN BẠCH ( Yin bái). Huyệt thứ 1 thuộc Tỳ kinh ( SP 1). Tên gọi: Ẩn ( có nghĩa là che dấu, một nơi kín); Bạch ( có nghĩa là trắng). Huyệt là nơi gặp nhau của da đỏ và da trắng ở dưới bàn chân. Do đó có tên Ẩn bạch ( trắng bị che dấu).
19:19 24/02/2014
21. Hỏi:Phàm vị chua đeu hay sinh tân (nước miếng), đó là thuyết nào ? Đáp:Tân sinh ở Thận mà phân táng ở Can; Mộc hay rỉ nước Can phát khí mẹ (thủy sinh mộc) vị chua dẫn động Can khí cho nên Tân chảy ra.