15:39 01/12/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: - Kinh nguyệt không đều là kinh có thay đổi về chu kỳ kinh (kinh trước kỳ, kinh sau kỳ, kinh không định kỳ), lượng kinh nhiều hoặc kinh ít, nguyên nhân chủ yếu là cơ năng như do: Stress tâm lý, rối loạn nội tiết ở tuổi dậy thì, tuổi tiền mãn kinh, đẻ nhiều, suy nhược cơ thể… ngoài ra còn do nguyên nhân thực thể như dị dạng tử cung, dày, teo niêm mạc tử cung, u tử cung buồng trứng, tổn thương cột sống.
15:31 01/12/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: - Thống kinh là trước khi có kinh, trong khi có kinh hoặc sau khi có kinh người nữ giới thấy đau nhiều ở bụng dưới, thường do nguyên nhân cơ năng như do lạnh, tinh thần căng thẳng (stress, tâm lý) và rối loạn nội tiết ở nữ giới tuổi dậy thì, phụ nữ tiền mãn kinh. Ngoài ra do nguyên nhân thực thể như u xơ tử cung, dị dạng tử cung, u nang buồng trứng… - Theo Y học cổ truyền, do lạnh hoặc do tình chí không thư thái làm cho huyết ứ khí trệ ở bào cung mà gây đau. Ngoài ra do khí huyết hư nhược cho nên kinh mạch ở bào cung không được nuôi dưỡng đầy đủ nên gây đau.
06:54 29/11/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: - Theo Y học hiện đại: Béo phì là tình trạng cơ thể tích trữ quá nhiều lượng mỡ làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. - Nếu BMI thuộc khoảng từ 20-25: bình thường - Nếu BMI > 25: thừa cân - Nếu BMI > 30: Béo phì + Từ 30 – 34,99: Béo phì độ I + Từ 35 – 39,9: Béo phì độ II + > 40: Béo phì độ III - Theo Y học cổ truyền: Béo phì là tình trạng trệ khí liên quan đến chứng đàm ẩm. - Mục đích của châm cứu là giảm cân, đưa chỉ số BMI dần về giới hạn bình thường.