17:51 12/08/2015
HÒA LIÊU ( Erhéliáo - Ro Tsiao). Huyệt thứ 22 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 22). Tên gọi: Hòa ( có nghĩa là không trái với ai, chức năng bình thường); Liêu ( có nghĩa là kẽ hở, khe hở). Người xưa quan niệm, chức năng bình thường của mũi là phân biệt mùi thơm thối, của miệng là nếm ngũ vị, của tai phân biệt ngũ âm, của mắt để nhìn thấy ngũ sắc. Châm vào huyệt này có thể phục hồi chức năng của tai, mắt, mũi , miệng trở lại bình thường. Do đó mà có tên Hòa liêu. Để phân biệt Hòa liêu ở mũi, người ta gọi huyệt này là Nhĩ Hòa liêu.
13:40 16/11/2013
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá : “Ta nghe con người hợp với Thiên Đạo, bên trong có ngũ tạng để hợp với ngũ âm, ngũ sắc, ngũ thời, ngũ vị[1]. Ngũ vị : bên ngoài có lục phủ để ứng với lục luật, lục luật để “kiến” nên các kinh thuộc Âm Dương nhằm hợp với thập nhị huyệt, thập nhị thần, thập nhị tiết, thập nhị kinh thủy, thập nhị thời, thập nhị kinh mạch[2]. Đây là sự “ứng” của ngũ tạng lục phủ với Thiên Đạo[3]. Ôi ! Thập nhị kinh mạch là nơi con người dựa vào để sống, nơi mà bệnh dựa vào để thành, nơi mà con người dựa vào để trị, nơi mà bệnh dựa vào để khởi lên; cái học (về y) bắt đầu từ đây, sự khéo léo (của người thầy thuốc) phải đạt đến (sự hiểu biết về nó)[4]. Người thầy vụng về thường hay đổi sự hiểu biết của mình về nó, người thầy thuốc khéo léo xem nó là vấn đề khó khăn (cần đạt đến)[5]. Ta xin hỏi thầy về sự “xuất nhập ly hợp của nó” như thế nào ?”[6].