Contact Me on Zalo
Contact Me on Zalo
0985261315
.

HÃM CỐC

 07:40 10/10/2014

HÃM CỐC ( Xiàngu - Sienn Kou). Huyệt thứ 43 thuộc Vị kinh ( S 43). Tên gọi: Hãm ( có nghĩa là chìm, hõm xuống); Cốc ( có nghĩa là hang, núi có chỗ hõm vào). Huyệt nằm trong chỗ hõm giữa các xương. Ở đây được ví như nó với thung lũng giữa các ngọn núi. Thường để chữa các chứng sình bụng, khí hư hạ hãm, nên có tên là Hãm cốc ( Thung lũng chìm).
.

GIAO TÍN

 08:31 03/10/2014

GIAO TÍN ( Jiào Xin - Tsiao Sinn). Huyệt thứ 8 thuộc Thận kinh ( K 8). Tên gọi: Giao ( có nghĩa là mối quan hệ cùng nhau, đến, nối, băng qua); Tín ( có nghĩa là chắc chắn, đến kịp lúc). Thời kỳ kinh nguyệt đúng chu kỳ người ta gọi là Nguyệt tín, bởi vì nó đến đều đặn ở một thời gian nào đó. Huyệt có tác dụng điều chỉnh kinh nguyệt đúng với chu kỳ và phục hồi chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường. Do đó có tên là Giao tín.
.

ĐIỀU KHẨU

 08:53 26/09/2014

ĐIỀU KHẨU ( TiáoKou - Tiao Kreou). Huyệt thứ 38 thuộc Vị kinh (S 38). Tên gọi: Điều ( có nghĩa là hẹp mà dài); Khẩu ( có nghĩa là cái miệng). Khi định vị trí huyệt này, bảo bệnh nhân ngồi để gót chân trên đất nhưng các ngón chân vểnh quay hướng lên. Ở trong tư thế này, một chỗ hõm có thể xuất hiện trong cơ của vùng huyệt. Chỗ hõm này trông giống như cái miệng hẹp và dài theo thớ cơ. Nên có tên là Điều khẩu ( miệng hẹp dài).
.

ĐẠI ĐÔN

 06:41 22/09/2014

ĐẠI ĐÔN ( Dàdùn - Ta Toun). Huyệt thứ 1 thuộc Can kinh ( Liv 1). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là to, lớn); Đôn ( có nghĩa là cái gò đầy đặn). Phía trước của ngón chân cái, nơi huyệt này định vị vừa lớn vừa đầy đặn, do đó có tên là Đại đôn.
.

ĐẠI ĐÔ

 06:28 22/09/2014

ĐẠI ĐÔ ( Dà dù - Ta tou). Huyệt thứ 2 thuộc Tỳ kinh ( Sp 2). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là lớn, to, thịnh đạt, phong phú); Đô ( có nghĩa là tụ tập đông đúc, lại có nghĩa là ao). Huyệt nằm ở cuối ngón chân cái, nơi mà cơ và xương tương đối dày, tạo thành một chỗ lồi lên có ý như huyệt nơi đó Thổ khí phong phú và súc tích như nước chảy vào ao, nên gọi là Đại đô ( chỗ lồi lớn).
.

ĐẠI CHUNG

 04:03 20/09/2014

ĐẠI CHUNG ( Dàzhòng). Huyệt thứ 4 thuộc Thận kinh ( K4). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là lớn hay vĩ đại); Chung ( có nghĩa là cái chuông, ở đây nói về nơi cuối cùng đổ về của kinh khí. Huyệt là Lạc huyệt của kinh Túc Thái âm Thận, nơi mà khí nhiều và dư thừa. Mặt khác " chung" cũng có thể nói về gót chân, nó nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, huyệt nằm ở trên đó nên có tên gọi Đại chung.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây