21:56 12/10/2014
HIỆP BẠCH ( Xiá Bái - Sie Po). Huyệt thứ 4 thuộc Phế kinh ( L 4). Tên gọi: Hiệp ( có nghĩa là nén, bóp, ấn, bấm); Bạch ( có nghĩa là trắng. Trắng tượng trưng cho Phế kim. Hiệp bạch vào thời xưa khi định vị trí của huyệt này, người ta thường dùng mực đen bôi cả vào hai đầu vú, rồi ấn tay vào vú, nhờ đó đánh dấu vị trí của huyệt lên trên mặt giữa của cánh tay. Huyệt này nằm ở bờ trong cánh tay trên, dọc theo hai bên phế, Theo ngũ hành Phế sắc trắng, vị trí của huyệt ở hai bên nó, huyệt theo thuyết ngũ hành, ngũ sắc mà có tên Hiệp bạch ( ấn trắng).
14:50 16/11/2013
Hoàng Đế hỏi : "Kinh mạch có 12, phân biệt bằng ngũ hành, phân chia thành tứ thời, vậy nó bị thất như thế nào để thành loạn ? Nó đắc như thế nào để được trị ?"[1].
12:06 09/11/2013
Hoàng-Đế hỏi : “Ôi ! từ xưa đến nay, mạng sống của con người đều thông với ‘Thiên’, gốc của mạng sống lấy gốc ở Âm Dương [1]. Trong khoảng Trời Đất, trong khoảng lục hợp, dù cho cửu châu ( dưới đất) hoặc cửu khiếu, ngũ tạng, thập nhị tiết trong con người, tất cả khí đó đều thông với ‘Thiên Khí’ [2]. Khí đó sinh ra ngũ hành, khí sinh ra ‘Tam khí’ [3]. Nếu con người nhiều lần phạm vào sự ‘thông khí’ đó thì tà khí sẽ làm ‘thương’ đến bên trong, vì đây chính là cái ‘gốc’ của sự sống ‘thọ mệnh’ [4].