19:31 03/10/2014
GIAO TÍN ( Jiào Xin - Tsiao Sinn). Huyệt thứ 8 thuộc Thận kinh ( K 8). Tên gọi: Giao ( có nghĩa là mối quan hệ cùng nhau, đến, nối, băng qua); Tín ( có nghĩa là chắc chắn, đến kịp lúc). Thời kỳ kinh nguyệt đúng chu kỳ người ta gọi là Nguyệt tín, bởi vì nó đến đều đặn ở một thời gian nào đó. Huyệt có tác dụng điều chỉnh kinh nguyệt đúng với chu kỳ và phục hồi chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường. Do đó có tên là Giao tín.
11:47 03/10/2014
Ế PHONG ( Yì fèng - I fong). Huyệt thứ 17 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 17). Tên gọi: É ( có nghĩa là cái quạt làm bằng lông gà, người ta tượng trưng giống hình loa tai. Phong ( có nghĩa là gió). Ở đây hàm ý tiếng ồn được gây ra bởi gió. Huyệt nằm ở chỗ hõm sau tai, một nơi được che chở khỏi gió, chủ yếu trị được chứng ù tai, lùng bùng tai như gió thổi vào tai. Do đó mà có tên là Ế phong
18:03 01/10/2014
ĐỒNG TỬ LIÊU ( Tóng zí liáo - Trong Tse Tsiao). Huyệt thứ 1 thuộc Đởm kinh (G 1). Tên gọi: Đồng tử ( có nghĩa là con ngươi). Liêu ( có nghĩa là khe hở, đường nứt, khe xương). Huyệt ở phía bên của mắt nơi khe hở xương, từ con ngươi kéo ra nên gọi là Đồng tử liêu.
21:14 29/09/2014
ĐOÀI ĐOAN ( Dùi Duàn - Tóe Toann). Huyệt thứ 27 thuộc Đốc mạch ( GV 27). Tên goi: Đoài (có nghĩa là một trong tám quẻ ( bát quái). Trong tiếng Trung Quốc cổ có nghĩa là môi hay miệng); Đoan ( có nghĩa là ngay thẳng, đầu môi, phần nhô lên nhất). Huyệt nằm trên chỗ lồi gò giữa môi trên, nên gọi là Đoài đoan.
20:59 29/09/2014
ĐỊA THƯƠNG ( Di càng). Huyệt thứ 4 thuộc Vị kinh ( S 4). Tên gọi: Địa ( có nghĩa là đất, ở dưới, ở phần dưới của mặt, phần dưới gọi là địa); Thương ( có nghĩa là nơi cất giữ thóc lúa). Đất cung cấp cho con người nhiều loại thực phẩm khác nhau được xem như là thức ăn đưa qua miệng và chứa đựng trong dạ dày ví như một cái kho cho nên có tên là Địa thương ( kho chứa đồ từ đất).
19:13 29/09/2014
ĐỊA NGŨ HỘI ( Dì Wũ Hui - Ti Wou Roé). Huyệt thứ 42 thuộc Đởm kinh (G 42). Tên gọi: Địa ( có nghĩa là đất , ở đây nói tới bàn chân); Ngũ ( có nghĩa là năm ngón chân của bàn chân); Hội ( có nghĩa là gặp nhau). Châm huyệt này có thể chữa trị được sự sưng đỏ của bàn chân và những ngón bị đau, những tình trạng bệnh lý nơi chân khó đặt vững vàng bàn chân trên đất hoặc khó để năm ngón chân chạm trên mặt đất. Do đó mà có tên Địa ngũ hội.
18:56 29/09/2014
ĐỊA CƠ ( Dì Jì - Ti Tsi). Huyệt thứ 8 thuộc Tỳ kinh ( Sp 8). Tên gọi: Địa ( có nghĩa là đất); Cơ (có nghĩa là thay đổi). Châm vào huyệt này có khả năng tăng cường và nuôi dưỡng khí huyết trong cơ thể. Việc thúc đẩy sự thay đổi mãnh liệt và đời sống trên trái đất đều phụ thuộc vào khí của thiên địa, đó là năng lượng thiết yếu. Do đó mà có tên là Địa cơ ( sự thay đổi của địa khí).
19:53 26/09/2014
ĐIỀU KHẨU ( TiáoKou - Tiao Kreou). Huyệt thứ 38 thuộc Vị kinh (S 38). Tên gọi: Điều ( có nghĩa là hẹp mà dài); Khẩu ( có nghĩa là cái miệng). Khi định vị trí huyệt này, bảo bệnh nhân ngồi để gót chân trên đất nhưng các ngón chân vểnh quay hướng lên. Ở trong tư thế này, một chỗ hõm có thể xuất hiện trong cơ của vùng huyệt. Chỗ hõm này trông giống như cái miệng hẹp và dài theo thớ cơ. Nên có tên là Điều khẩu ( miệng hẹp dài).
19:43 26/09/2014
ĐẦU LÂM KHẤP ( Tóulínqì - Linn Tsri, Lam Iap). Huyệt thứ 15 thuộc Đởm kinh ( G 15).Tên gọi: Lâm ( có nghĩa là ở trên soi xuống, kiểm soát); Khấp ( có nghĩa là nước mắt). Huyệt ở chân tóc trán, ngay con ngươi 0,5 thốn bên trong đường chân tóc. Đặc biệt nó có tác dụng trong chẩn trị, hạn chế nước mắt quá nhiều do rối loạn ở mắt. Vì thế mà có tên là Lâm khấp. Gọi là Đầu lâm khấp để phân biệt với Túc lâm khấp ở chân.
19:33 26/09/2014
ĐẦU KHIẾU ÂM ( Tóuqiàoyin - Tsiao Inn de tête). Huyệt 11 thuộc Đởm kinh ( G11). Tên gọi: Khiếu ( có nghĩa là cái lỗ); Âm ( có nghĩa là phần nằm trong bóng tối, so với Dương bạch. Huyệt ở sau tai, trên mặt âm của đầu. Để phân biệt với huyệt Khiếu âm ở chân nên gọi là Đầu khiếu âm.