18:30 09/09/2015
KIÊN NGOẠI DU ( Jiànwàishù - Tsienn oae Iu). Huyệt thứ 14 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 14). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai); Ngoại ( có nghĩa là bên ngoài); Du ( là nơi ra vào, ở đây có nghĩa là huyệt. Kiên ngoại có nghĩa là bên ngoài xương vai ở phía trên vai, nói đến huyệt không nằm trên xương vai mặc dù gần với nó. Huyệt này cao hơn biên giới giữa của xương vai, không giống như hai huyệt ( Kiên trung du, Thiên liêu) trước đây nằm trên đó. Do đó mà có tên Kiên ngoại du ( huyệt bên cạnh ngoài xương vai).
17:59 07/09/2015
KHÚC VIÊN ( Quỳuán - Tsiou Yuann). Huyệt thứ 13 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 13). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là cong); Viên ( có nghĩa là tường thấp). Huyệt nằm ở chỗ hõm cong trên xương vai, xương vai trông giống như một bức tường thấp, do đó mà có tên là Khúc viên ( bức tường cong).
17:49 07/09/2015
KHÚC TUYỀN ( Qù quán - Tsiou Tsiuann). Huyệt thứ 8 thuộc Can kinh ( Liv 8). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là một cái gì đó cong hay quanh co); Tuyền ( có nghĩa là suối, ở đây có nghĩa là một chỗ hõm). Khi định vị huyệt này bảo bệnh nhân ngồi gập chân lại. Huyệt nằm trong chỗ hõm, thường xuất hiện ở mặt giữa của đầu gối. Do đó có tên là Khúc tuyền.
16:38 05/09/2015
KHÚC TÂN ( Qùbìn - Kou Penn - Tsiou Ping). Huyệt thứ 7 thuộc Đởm kinh ( G 7). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là cong hay chỗ ngoặc); Tân ( có nghĩa là đường chân tóc ở thái dương. Huyệt theo đường cong quay hướng lên phía Suất cốc làm thành một đường cong. Do đó mà có tên Khúc tân.
17:01 03/09/2015
KHÚC SAI ( Qùchà - Qùchài - Tsiou Tchraé - Kou Tcha). HUyệt thứ 4 thuộc Bàng quang kinh ( B 4). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là rẽ hay uốn cong); Sai (có nghĩa là không đều, thất thường). Đường kinh rẽ đột ngột về phía mặt bên của đầu từ Mi xung làm thành một đường cong trước khi đến huyệt này. Do đó mà có tên Khúc sai ( rẽ thất thường).
18:53 10/08/2015
HÒA LIÊU ( Kouhéliáo - Héliáo - Ro Tsiao). Huyệt thứ 19 thuộc Đại trường kinh ( LI 19). Tên gọi: Hòa ( có nghĩa là hạt lúa chưa cắt rơm rạ, nơi có râu mọc ra); Liêu ( có nghĩa là kẽ nứt gần chỗ hõm trong xương nơi răng nanh, chỗ râu mọc). Huyệt nằm ở dưới mũi và trên miệng, dưới mũi có thể ngửi được thức ăn, trên miệng có thể ăn được thức ăn, thường để trị méo miệng và mất khứu giác. Người ta thường phân biệt với huyệt Hòa liêu gần ở tai ( Nhĩ Hòa liêu) thuộc kinh Tam tiêu, nên có tên là Hòa liêu ở mũi (Tỵ Hòa liêu)
22:02 12/10/2014
HIỆP KHÊ ( Xiá xi - Kap Ki). Huyệt thứ 43 thuộc Đởm kinh (G 43). Tên gọi: Hiệp ( có nghĩa là nơi nhỏ và hẹp); Khê ( có nghĩa là khe, dòng nước trong núi không thông ra đâu gọi là khê). Huyệt nằm trong chỗ hõm giữa ngón chân 4 và 5, trên khe của hai ngón chân khép lại với nhau tạo thành một khe rãnh, ở gần giữa đường giới hạn da đen và trắng, phân biệt màu da trên và dưới. Do đó mà có tên là Hiệp khê.
17:24 10/10/2014
HẠ QUAN ( Xià Guàn - Sia Koann). Huyệt thứ 7 thuộc Vị kinh ( S 7). Tên gọi: Hạ ( có nghĩa là phần dưới); Quan có nghĩa là khớp hay khớp nối). Huyệt nằm ở phần dưới của chỗ gặp nhau giữa xương hàm trên và xương hàm dưới mà nó hoạt động, có tác dụng như một cái khớp và làm cho hàm dưới chuyển động. Nên nó có tên là Hạ quan ( khớp dưới).
17:01 10/10/2014
HẠ LIÊU ( Xià Liao - Sia Tsiao). Huyệt thứ 34 thuộc Bàng quang kinh (B 34). Tên gọi: Hạ ( có nghĩa là ở dưới, ở phía dưới); Liêu ( có nghĩa là kẻ nứt, lỗ trống không trong xương). Xương cùng của cơ thể con người gọi là Liêu cốt. Huyệt này nằm ở lỗ trống không của Túc Thái dương mạch. Huyệt ở trong lỗ cuối cùng, lỗ thứ tư của xương cùng nên gọi là Hạ liêu hay Tứ liêu.
19:50 03/10/2014
GIÁC TÔN ( Jiăo sùn - Tsiao Soun). Huyệt thứ 20 thuộc Tam tiêu kinh (TE 20). Tên gọi: Giác ( có nghĩa là góc của sọ); Tôn ( có nghĩa là cháu, ở đây chỉ những tôn lạc). Huyệt nằm ở góc của vùng thái dương ngay trên đỉnh tai. Một nhánh của tôn lạc xuất phát từ huyệt này và uốn cong xuống dưới má. Do đó có tên là Giác tôn.