15:48 14/08/2015
HOÀN CỐT ( Wàngu - Oann Kou - Iuann Kou). Huyệt thứ 12 thuộc Đởm kinh ( G 12). Tên gọi: Hoàn cốt ( có nghĩa là tên theo giải phẫu ngày xưa, ngày nay gọi là xương chũm). Huyệt này nằm ở dưới xương chũm nên gọi là Hoàn cốt. Ở đây được thêm vào chữ đầu gọi là Đầu hoàn cốt đê phân biệt với Thủ Hoàn cốt ở tay.
17:51 12/08/2015
HÒA LIÊU ( Erhéliáo - Ro Tsiao). Huyệt thứ 22 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 22). Tên gọi: Hòa ( có nghĩa là không trái với ai, chức năng bình thường); Liêu ( có nghĩa là kẽ hở, khe hở). Người xưa quan niệm, chức năng bình thường của mũi là phân biệt mùi thơm thối, của miệng là nếm ngũ vị, của tai phân biệt ngũ âm, của mắt để nhìn thấy ngũ sắc. Châm vào huyệt này có thể phục hồi chức năng của tai, mắt, mũi , miệng trở lại bình thường. Do đó mà có tên Hòa liêu. Để phân biệt Hòa liêu ở mũi, người ta gọi huyệt này là Nhĩ Hòa liêu.
11:54 16/09/2014
YÊU DƯƠNG QUAN ( Yàoyángguàn). Huyệt thứ 3 thuộc Đốc mạch (GV 3). Tên gọi: Yêu ( có nghĩa là thắt lưng); Dương ( có nghĩa là trái với âm, ở lưng, là dương so với bụng là âm); Quan ( có nghĩa là cửa ải). Huyệt nằm ngay dưới Mệnh môn, nơi mà Thận dương phát triển, đồng thời đó là cái ải mà dương khí đi ngang qua. Do đó có tên là Yêu dương quan. "Yêu" ở đây phân biệt với "Tất" của huyệt Dương quan ở đầu gối gọi là Tất dương quan.
22:55 31/03/2014
Trong 27 tên mạch, người xưa phân loại “Thất biểu, Bát lý, Cửu đạo và Tam mạch” chỉ là khái quát để chúng ta hiểu rằng “Mạch có Âm Dương, Biểu Lý và Đạo Mạch” phải lưu tâm tìm hiểu.
21:25 19/12/2013
I.ĐẠI CƯƠNG VỀ HỘI CHỨNG NHIỄM KHUẨN: -Mặc dầu mọi trường hợp sốt không phải là do nhiểm khuẩn và mọi nhiểm khuẩn không phải đều có sốt , nhưng sốt, trong phần lớn trường hợp vẫn là một triệu chứng rất quan trọng, gợi ý một bệnh nhiễm khuẩn và đặt vấn đề phải xử lý.
17:58 26/11/2013
1. Thầy thuốc dùng tai để nghe tiếng nói, hơi thở, tiếng ho, tiếng nấc của người bệnh. 2 Thầy thuốc dùng mũi để ngửi hơi thở, các chất thải như: phân, nước tiểu, khí hư của bệnh nhân để giúp phân biệt tình trạng bệnh thuộc hư hay thực, bệnh thuộc hàn hay thuộc nhiệt của người bệnh để đề ra phát điều trị phù hợp (thực tế hiện nay thầy thuốc có thể hỏi người bệnh để tiếp nhận các thông tin này)
15:10 16/11/2013
Hoàng Đế hỏi : "Ta nghe nói vóc dáng con người gồm 2 loại Âm và Dương phân biệt như thế nào ?”[1].
15:06 16/11/2013
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá : "Làm thế nào phân biệt được thủy trướng, phu trướng, cổ trướng, trường đàm, thạch hà, thạch thủy ?”[1]. Kỳ Bá đáp : "Bệnh thủy (trướng ở bụng) khi phát lên thì mí mắt dưới hơi sưng lên, hình trạng như người vừa mới thức dậy, mạch cổ động lên, thường bị ho, mép trong đùi bị lạnh, cẳng chân bị sưng thũng lên[2].
15:06 16/11/2013
Hoàng Đế hỏi : "Ta mong được nghe về vấn đề cốc khí gồm có ngũ vị để nhập ngũ tạng, sự phân biệt ấy như thế nào ?”[1].