18:12 21/12/2015
PHÚC AI ( Fú ài - Fou Hai - Fou Ngáe). Huyệt thứ 16 thuộc Tỳ kinh ( SP 16). Tên gọi: Phúc ( có nghĩa là bụng); Ai ( có nghĩa là đau thương ai oán, cũng còn có ý yêu thương che chở). Phúc ai là chỉ về vùng bụng bọc lấy trường vị , là nơi cư ngụ của Thổ khí, cần thêm sự yêu thương che chở để tránh trong bụng đau đớn, huyệt lại chữa được bệnh trong bụng đau đớn có hiệu quả nên gọi là Phúc ai.
18:07 02/11/2015
LƯƠNG MÔN ( Liáng Mén - Leang Menn). Huyệt thứ 21 thuộc Vị kinh ( S 21). Tên gọi: Lương ( nguyên gốc có nghĩa là cái cầu, chỗ ách yếu của sự vật, ở đây nói đến hội chứng " Phục lương"); Môn ( có nghĩa là cái cửa, nơi ra vào). Phục lương là bệnh danh cổ đó là chứng bệnh có hòn khối hoặc túi hơi ở vùng dưới tâm và quanh rốn. Phần lớn do khí huyết kết trệ gây ra. Nếu liên quan với Tâm gọi là Phục lương, liên quan với Tỳ gọi là Bĩ khí, liên quan với Phế gọi là Tức bôn, liên quan với Thận gọi là Bôn đồn, liên quan với Can gọi là Phì khí. Do chứng tích chứa hòn khối hữu hình ở trong vùng bụng ngực. Căn cứ vào bệnh cơ, hình thái và bộ vị chia theo khu vực của ngũ tạng để có năm danh từ trên gọi chung là " Ngũ tích'".. Châm huyệt Lương môn có thể giảm bớt những vấn đè trên như thể mở cửa để xua đuổi sự rối loạn. Do đó mà có tên Lương môn ( cửa thông tích)
19:00 29/08/2015
KHÍ XUNG ( Qìchòng - Tsri Chrong). Huyệt thứ 30 thuộc Vị kinh ( S 30). Tên gọi: Khí ( có nghĩa là năng lượng cần thiết cho sự sống. Ở đây khí chảy vào các kinh ở vùng bẹn); Xung ( có nghĩa là vọt, trút xuống hay đi ngược lên). Huyệt ở vùng bẹn, xuất phát từ bụng. Huyệt biểu hiện sự rối loạn khí ở phía trên, đặc biệt trong khi có thai đau vào buổi sáng. Do đó mà có tên là Khí xung ( khí ngược lên).
18:36 29/08/2015
KHÍ XÁ ( Qìshè - Tsri Che). Huyệt thứ 11 thuộc Vị kinh ( S 11). Tên gọi: Khí (có nghĩa là không khí, nhưng ở đây nói đến Tông khí ( khí ở trong ngực) được tạo thành bởi sự kết hợp của khí hô hấp và tinh chất nước cũng như thức ăn ( cốc khí): Xá (có nghĩa là nơi cư trú). Huyệt là nơi cư trú của Tông khí, kinh khí đi qua huyệt này. Những triệu chứng của ho, nôn mửa, nấc và những sự rối loạn có liên quan tới Tông khí. Do đó mà có tên là Khí xá ( nơi cư trú của khí).
19:01 22/08/2015
KHẾ MẠCH ( Chì Mài - Qì mài - Tchre mo). Huyệt thứ 18 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 18). Tên gọi: Khế ( có nghĩa là rồ dại, rối loạn hay co thắt); Mạch ( có nghĩa là một đường khí hoặc đường huyết vận hành. Huyệt nằm trên tĩnh mạch tai, ở bề mặt phía sau, chuyên trị co giật, có thể dùng để chữa sự rối loạn tâm thần hoặc co giật, nên gọi là Khế mạch.
17:27 15/08/2015
HỒN MÔN ( Hún mén - Roun Menn - Iuenn Menn). Huyệt thứ 47 thuộc Bàng quang kinh ( B 47). Tên gọi: Hồn ( có nghĩa là phần hồn, là cái làm chúa tể cả phần tinh thần, con người lúc sống thì hồn phách quấn với nhau, đến lúc chết hồn phách lìa khỏi nhau. Vì thế nên bảo thần với quỷ đều do hồn hóa ra cả, vì nó là một vật rất linh thiêng, thiêng liêng hơn cả muôn vật cho nên gọi là linh hồn); Môn ( có nghĩa là cái cửa). Huyệt ở ngang với Can du " Can tàng hồn", huyệt này có dấu hiệu chủ yếu trong các rối loạn của Can, bệnh tinh thần, đau lưng, nôn mửa... Do đó mà có tên Hồn môn.
19:38 08/10/2014
HẠ CỰ HƯ ( Xiàjùxú - Sia Tsiou Sou). Huyệt thứ 39 thuộc Vị kinh ( S 39). Tên gọi: Hạ ( có nghĩa là ở dưới, trái với Thượng ở trên ( Thượng cự hư). Ở đây nói đến phần dưới của chân. Cự ( có nghĩa là lớn, vĩ đại); Hư ( có nghĩa là chỗ trống, ý nói đến khoảng trống giữa xương chày và xương mác. Huyệt nằm ở chỗ hõm của chân, nó cũng là Hạ hợp huyệt của kinh Thủ thái dương tiểu trường, thường biểu hiện sự rối loạn của tiểu trường. Do đó mà có tên là Hạ cự hư ( chỗ trống lớn ở dưới).
19:40 01/10/2014
ĐỞM DU ( Dănshù - Tann chou). Huyệt thứ 19 thuộc Bàng quang kinh ( B 19). Tên gọi: Đởm ( có nghĩa theo giải phẫu là mật); Du ( có nghĩa là huyệt nói khí ra vào). Huyệt này bên trong tương ứng với Đởm, là nơi đởm khí rót về. Nó biểu hiện dấu hiệu chủ yếu ở sự rối loạn của đởm. Cho nên gọi là Đởm du (huyệt mật).
18:28 22/09/2014
ĐẠI HOÀNH ( Dàhéng - Ta Rong). Huyệt thứ 15 thuộc Tỳ kinh ( Sp15). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là to, lớn); Hoành ( có nghĩa là đường ngang, ở đây chỉ kết trường ngang của ruột già , nó chạy song song với đường được tạo thành bởi hai huyệt mỗi bên. Những huyệt này nằm ngay trên những phần trên dưới của kết tràng và những biểu hiện rối loạn khác nhau của ruột già, nên có tên là Đại hoành ( đường ngang lớn).
18:13 07/09/2014
CHIẾU HẢI ( Zhàohai). Huyệt thứ 6 thuộc Thận kinh. Tên gọi Chiếu ( có nghĩa là ánh nắng mặt trời hay sự sáng rực rỡ); Hải ( có nghĩa là biển, ở đây nói đến một lỗ hõm lớn). Nếu một người ngồi xếp hai bàn chân, khoanh lại với nhau cùng trên một mặt phẳng, một chỗ hõm xuất hiện ở dưới mắt cá chân trong. Đồng thời huyệt này cũng có tác dụng trong việc chữa trị về sự rối loạn của mắt. Do đó có tên là Chiếu hải