.

THÁI ẤT

 21:34 12/05/2016

THÁI ẤT ( TaiYi - Tae). Huyệt thứ 23 thuộc Vị kinh ( S 23). Tên gọi: Thái ( có nghĩa là lớn lao, vĩ đại hay quan trọng); Ất ( có nghĩa là một). Ở đây muốn nói đến vũ trụ vĩ đại bao la mà sự lớn lên và phát triển của tất cả các sự vật trên thế giới này đều phải phụ thuộc vào nó, cũng như Tỳ và Vị được xem như nguồn hậu thiên chế tạo sản sinh ra khí, sau đó thay thế khí tiên thiên ( bẩm sinh) của cơ thể. Huyệt có khả năng đẩy mạnh chức năng của Tỳ và Vị là nguồn năng lượng của cơ thể. Nên có tên là Thái ất.

.

QUY LAI

 18:13 15/02/2016

QUY LAI ( Gùilái - Kaé Laé). Huyệt thứ 29 thuộc Vị kinh ( S 29). Tên gọi: Quy ( có nghĩa là trở lại); Lai ( có nghĩa là trở lại), Hễ các chứng bệnh khí hãm hạ trụy, khí nghịch thượng xung hoặc khí loạn bất thuận gây ra thoát vị, sa sinh dục, bạch đới, đau trong ngọc hành, kinh nguyệt không đều, bôn đồn, đau bụng dưới. Châm huyệt này chủ yếu để điều trị: sa tử cung, phục hồi kinh nguyệt trở lại bình thường, khả năng sinh đẻ của phụ nữ cúng như làm trở lại những chứng thoát vị, nên gọi là Quy lai.

.

QUAN NGUYÊN

 16:39 28/12/2015

QUAN NGUYÊN (Guànyuán - Koann Iuann). Huyệt thứ 4 thuộc Nhâm mạch ( CV 4). Tên gọi: Quan ( có nghĩa là cái chốt đóng cửa. Cái cốt yếu của sự vật gì hay chỗ tổng cục phân phát đi. Chỗ hiểm yếu); Nguyên ( có nghĩa là mới đầu, to lớn). Huyệt nằm bên dưới rốn, nơi mà nguyên khí được chứa dưới bụng dưới, là năng lượng lớn của sự sống.

.

NGOẠI LĂNG

 20:37 25/11/2015

NGOẠI LĂNG ( Wàiling - Oae Ling ). Huyệt thứ 26 thuộc Vị kinh ( S 26). Tên gọi: Ngoại ( có nghĩa là ngoài); Lăng ( có nghĩa là cái gò, đống đất lớn). Huyệt nằm trên mặt ngoài của cơ thẳng bụng, nơi có cơ nổi lên như cái gò, nên gọi là Ngoại lăng ( bên ngoài gò).

.

HOẠT NHỤC MÔN

 11:21 15/08/2015

HOẠT NHỤC MÔN ( Huáròumén - Roa Yẹou Menn). Huyệt thứ 24 thuộc Vị kinh ( S 24). Tên gọi: Hoạt ( có nghĩa là trơn nhẳn); Nhục ( có nghĩa là thịt, ở đây có ý nói tới lưỡi); Môn ( có nghĩa là cửa, cổng). Châm huyệt này có tác dụng làm cho sự chuyển động tự do của lưỡi trong trường hợp cứng lưỡi. Nó cũng làm cho các cơ của lưỡi được trơn lại. Cho nên được gọi là Hoạt nhục môn.

.

ĐẠI HÁCH

 18:21 22/09/2014

ĐẠI HÁCH ( Dàhè - Taé Ha, Ta Ro). Huyệt thứ 12 thuộc Thận kinh ( K12). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là to, lớn, vĩ đại); Hách ( có nghĩa là rõ rệt, thịnh vượng). Tử cung nằm dưới huyệt này, lúc có thai bụng trở nên lớn hơn và rõ ràng hơn nên gọi là Đại hách ( sự nhô lồi lớn lên).

ĐẠI CỰ

ĐẠI CỰ

 15:22 20/09/2014

ĐẠI CỰ ( Dàjù). Huyệt thứ 27 thuộc Vị kinh ( S 27). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là lớn); Cự ( có nghĩa là thái quá). Huyệt nằm ở chỗ cao nhất ở vùng bụng dưới, lại có tác dụng thông điều trường vị, nên có tên là Đại cự ( lớn thái quá).

.

THIÊN GIA DIỆU PHƯƠNG: Các bệnh vần S

 08:28 23/06/2014

“ Thiên gia diệu phương” có thể hiểu là “Những bài thuốc hay của đông đảo thầy thuốc” là một cuốn sách giới thiệu nhiều bài thuốc (cổ phương, tân phương, dân gian, gia truyền) dùng chữa những bệnh thường gặp nhưng chữa chạy không dễ dàng…Do đó, ngoài khái niệm và thuật ngữ của y dược học cổ truyền còn có khái niệm và thuật ngữ của y học hiện đại và cả 2 giới y dược cổ truyền và hiện đại đều có thể tìm thấy ở đây những kinh nghiệm bổ ích về y dược. GS Hoàng Bảo Châu

Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây