16:35 13/12/2015
TIỂU HỔI (Fructus Foeniculi vulgris) Tiểu hồi còn gọi là Tiểu hồi hương dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Dược tính bản thảo là quả chín phơi hay sấy khô của cây Hồi hương có tên thực vật là Foeniculum vulgare Mill. Cây được trồng nhiều ở vùng Sơn Tây, Cam Túc, Liêu Ninh, Nội Mông Trung Quốc. Nước ta chưa có, còn phải nhập hoặc dùng Đại hồi thay thế. Còn có tên là Cốc Hồi hương. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm IV - Trừ hàn.
18:06 18/08/2015
Ô DƯỢC ( Radix linderae strychnifoliae) Ô dược hay Thiên thai ô dược dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách " Bản thảo thập di" là rễ phơi hay sấy khô của cây Thiên thai Ô dược Lindera Strychnifolia ( Sieb et Zucc ) hay cây Dầu đắng ( Ô dược nam) Lindera myrrha ( Lour) đều thuộc họ Long não ( Lauraceae). Ngoài ra, ở nước ta và Trung quốc còn có loại Vệ châu Ô dược Cocculus laurifolius DC thuộc họ Tiết dê ( Menispermaceae).Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVI - Hành khí.
16:08 17/09/2014
KHOẢN ĐÔNG HOA (Flos Tussilagi Farfarae) Khoản đông hoa dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh là hoa phơi hay sấy khô của cây Khoản đông, có tên thực vật là Tussilago farfra L. thuộc họa Cúc. Cây Khoản đông mọc ở các tỉnh Hà Nam, Cam Túc, Sơn Tây và Tứ Xuyên Trung Quốc. Nước ta chưa có cây này, còn nhập của Trung Quốc. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XII - Chỉ khái bình suyễn.
18:26 04/08/2014
ĐAN SÂM (Radix Salviae Miltiorrhixae) Đan sâm dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách " Bản kinh" là rễ phơi hay sấy khô của cây Đan sâm ( Salvia miltiorrhiza Bunge) thuộc họ Hoa môi ( Lamiaceae). Còn có tên là Huyết sâm, Xích sâm, Huyết căn, Tử đan sâm. Cây được trồng nhiều ở một số tỉnh Trung quốc như: An huy, Sơn tây, Hà bắc, Tứ xuyên, Giang tô mới được di thực vào nước ta trồng ở Tam đảo. Hiện ta còn dùng thuốc nhập của Trung quốc. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVII - Hoạt huyết, khứ ứ.