08:19 19/09/2014
ĐÀO ĐẠO ( Táodào). Huyệt thứ 13 thuộc Đốc mạch ( GV 13). Tên gọi: Đào ( có nghĩa là đồ sành, đồ gốm, mừng rỡ); Đạo ( có nghĩa là con đường hay lối đi). Huyệt có dấu hiệu bất ổn về tinh thần, suy nhược tinh thần, đau đầu, đau cổ. Đốc mạch chi phối phần dương của cơ thể, hỏa khí đi lên qua mạch này giống như khói đi qua ống khói của lò gạch. Do đó mà có tên là Đào đạo.
08:39 04/09/2014
CHÍ DƯƠNG ( Zhìyáng). Huyệt thứ 9 thuộc Đốc mạch ( GV 9). Tên gọi: Chí ( có nghĩa là đến hay đạt đến); Dương ( có nghĩa là nói đến lưng, lưng là mặt dương của cơ thể). Lưng trên là phần dương của mặt dương ở lưng. Kinh đến phần dương của mặt dương ở huyệt này. Do đó có tên là Chí dương.
11:12 03/09/2014
CÂN SÚC ( Jinsuò ). Huyệt thứ 8 thuộc Đốc mạch ( GV 8). Tên gọi: Cân ( có nghĩa là gân); Súc ( có nghĩa là co hay teo lại). Huyệt ở ngang mức Can du, liên hệ với Can, Can thuộc Mộc có liên hệ với Cân. Ngoài ra huyệt này có thể giải quyết được sự teo ( gân, cơ) và những chứng co giật. Do đó có tên là Cân súc.
10:39 03/09/2014
CÁCH QUAN ( Gèguàn) . Huyệt thứ 46 thuộc Bàng quang kinh ( B46). Tên gọi: Cách ( ở đây nói tới cơ hoành); Quan ( có nghĩa là cái chốt gài ngang cửa). Huyệt này ở ngang bên huyệt Cách du là huyệt tương ứng với cơ hoành, đồng thời nó có dấu hiệu chủ yếu trong các bệnh như nấc cụt, nôn mửa, ợ hơi hoặc những rối loạn kết hợp với cơ hoành khác, nên có tên là Cách quan
00:21 03/09/2014
CAN DU (Gànshù). Huyệt thứ 18 thuộc Bàng quang kinh ( B 18). Tên gọi: Can ( hiểu theo nghĩa giải phẫu là Can); Du ( có nghĩa là huyệt nơi ra vào của khí. Huyệt bên trong tương ứng với gan, là huyệt can khí di chuyển rót về, có tác dụng chữa bệnh của Can, nên gọi là Can du.