17:40 23/08/2015
PHAN TẢ DIỆP ( Folium Sennae) Phan tả diệp là lá phơi hay sấy khô của cây Phan tả diệp lá hẹp Cassia Angustifolia Vahl hay cây Phan tả diệp lá nhọn Cassia Acutifolia đều thuộc họ Vang ( Cassalpiniaceae), được dùng làm thuốc từ thế kỷ 9 tại các nước Ả rập, đến thời kỳ cận đại mới truyền vào Trung Quốc, có ghi trong sách Trung Quốc Dược học đại tự điển, xuất bản năm 1935 cây Phan tả diệp mọc hoang và được trồng tại các nước nhiệt đới châu Phi, Ấn Độ ( Tây bắc và nam), vùng Ai Cập và dọc lưu vực sông Nil, Ở Trung Quốc có đem giống về trồng ở đảo Vân Nam. Ở nước ta chưa phát hiện cây này nên còn phải nhập của nước ngoài. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXI - Tả hạ, nhuận hạ.
16:40 03/12/2013
I. ĐẠI CƯƠNG Hội chứng ruột kích thích là hội chứng rối loạn chức năng đại tràng thường gặp trên lâm sàng. Bệnh biểu hiện bằng các triệu chứng: đau bụng, trướng bụng, rối loạn chức năng đại tiện. Trải qua các thời kỳ, bệnh có các tên gọi khác nhau như: viêm đại tràng tăng tiết; viêm đại tràng co thắt; rối loạn chức năng đại tràng, hoặc hội chứng đại tràng dễ kích thích… và cho đến nay thống nhất với bệnh danh là Hội chứng ruột kích thích.
07:21 29/11/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: - Hen phế quản là một bệnh mà niêm mạc phế quản tăng nhạy cảm với những chất kích thích khác nhau, biểu hiện bằng tắc nghẽn phế quản ngày càng tăng sinh ra khó thở mà người ta gọi là cơn hen. - Theo y học cổ truyền: Hen phế quản là phạm vi của chứng hão suyễn, đàm ẩm là một bệnh thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng. - Mục đích của điều trị để cắt cơn hen phế quản khi có cơn và phòng ngừa cơn hen phế quản.
06:49 29/11/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: Tắc tia sữa là hiện tượng bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú bầu vú bị tắc tia sữa, sữa không xuống được khi cho con bú gây áp xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Theo y học cổ truyền, tắc tia sữa hay còn gọi là nhũ ung hay nhũ phòng (chứng bệnh sinh ra ở vú). Nguyên nhân do can uất và vị nhiệt - có thể do bầu vú không giữ được sạch hoặc mẹ sữa nhiều con bú ít nên dẫn tới sữa bị tắc, không ra ngoài được, không thông dẫn đến bế tắc kinh khí.