2. CHỈ ĐỊNH:
Người bệnh đang trong thời kì cho con bú, vú bị sưng đau, sữa không xuống được.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
+ Có chỉ định mổ áp xe vú do sữa đã bị tắc quá lâu.
+ Người bệnh đang bị mất nước, mất máu.
+ Suy tim, loạn nhịp tim.
4. CHUẨN BỊ:
4.1. Cán bộ y tế: Bác sỹ, Y sỹ, Lương y được đào tạo về châm cứu.
4.2. Phương tiện
- Máy điện châm hai tần số bổ, tả.
- Kim châm cứu vô khuẩn, loại: 6-8-10 cm, dùng riêng cho từng người bệnh
- Khay men, kìm có mấu, bông, cồn 700
4.3. Người bệnh
- Người bệnh được khám và làm hồ sơ bệnh án theo qui định.
- Tư thế người bệnh nằm ngửa hoặc ngồi.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
5.1. Phác đồ huyệt
+ Kiên tỉnh + Nhũ căn + Xích trạch
+ Thái xung + Hợp cốc + Túc tam lý
+ Chiên trung + Tam âm giao + Can du
5.2. Thủ thuật
Xác định và sát trùng da vùng huyệt, châm kim qua da nhanh, đẩy kim từ từ tới huyệt, châm phải đạt đắc khí:
- Châm tả :
+ Kiên tỉnh + Nhũ căn
+ Xích trạch + Thái xung
+ Hợp cốc + Túc tam lý
+ Chiên trung
- Châm bổ :
+ Tam âm giao + Can du
- Chú ý: Không nên châm vào núm vú
5.3. Kích thích bằng máy điện châm
- Tần số: + Tả: 6 - 20Hz, + Bổ: 0,5 - 4Hz
- Cường độ: từ 14-150 microAmpe, tăng dần tới ngưỡng bệnh nhân chịu được.
- Thời gian: 20- 30 phút cho một lần điện châm.
5.4. Liệu trình điều trị
- Điện châm ngày hai lần, châm đến khi thông sữa thì nghỉ châm.
6. THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN:
6.1. Theo dõi
- Toàn trạng bệnh nhân.
6.2. Xử lý tai biến
- Vựng châm: Người bệnh hoa mắt chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt. Xử lý: tắt máy điện châm, rút kim ngay, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng, cho người bệnh nằm nghỉ tại chỗ. Day bấm các huyệt: Thái dương, Nội quan. Theo dõi sát mạch, huyết áp.
- Chảy máu khi rút kim: dùng bông khô vô khuẩn ấn tại chỗ, không day.