.

KHÚC TÂN

 16:38 05/09/2015

KHÚC TÂN ( Qùbìn - Kou Penn - Tsiou Ping). Huyệt thứ 7 thuộc Đởm kinh ( G 7). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là cong hay chỗ ngoặc); Tân ( có nghĩa là đường chân tóc ở thái dương. Huyệt theo đường cong quay hướng lên phía Suất cốc làm thành một đường cong. Do đó mà có tên Khúc tân.

.

HUYỀN LƯ

 18:07 20/08/2015

HUYỀN LƯ ( Xuánlú - Iuann Lo - Siuann Lou). Huyệt thứ 5 thuộc Đởm kinh ( G 5). Tên gọi: Huyền ( có nghĩa là treo); Lư ( có nghĩa là sọ). Huyệt nằm ở đường chân tóc nối Thái dương dưới Hàm yến, như thể được treo ở mỗi bên sọ. Do đó mà có tên Huyền lư.

.

HỢP DƯƠNG

 17:53 17/08/2015

HỢP DƯƠNG ( Héyáng - Ro Yang). Huyệt thứ 55 thuộc Bàng quang kinh (B 55). Tên gọi: Hợp ( có nghĩa là góp lại); Dương ( có nghĩa là trái với âm, ở đây chỉ Túc Thái dương). Ủy trung là hợp huyệt của Bàng quang kinh. Huyệt này ở dưới Ủy trung, là nới khí của kinh cùng đổ về, do đó mà có tên là Hợp dương.

.

HỘI DƯƠNG

 16:47 17/08/2015

HỘI DƯƠNG ( Huìyáng - Roé Yang). Huyệt thứ 35 thuộc Bàng quang kinh ( B 35). Tên gọi: Hội ( có nghĩa là gặp nhau); Dương ( có nghĩa là trái với âm. Ở đây nói đến Đốc mạch và Túc Thái dương Bàng quang kinh. Huyệt ở cách 0,5 thốn ở phía bên đầu xương cụt. Đó là huyệt hợp lại của Bàng quang kinh và Đốc mạch, huyệt này đối diện với Hội âm ( nơi gặp nhau của âm). Do đó mà có tên là Hội dương..

.

HẠ QUAN

 17:24 10/10/2014

HẠ QUAN ( Xià Guàn - Sia Koann). Huyệt thứ 7 thuộc Vị kinh ( S 7). Tên gọi: Hạ ( có nghĩa là phần dưới); Quan có nghĩa là khớp hay khớp nối). Huyệt nằm ở phần dưới của chỗ gặp nhau giữa xương hàm trên và xương hàm dưới mà nó hoạt động, có tác dụng như một cái khớp và làm cho hàm dưới chuyển động. Nên nó có tên là Hạ quan ( khớp dưới).

.

HẠ CỰ HƯ

 19:38 08/10/2014

HẠ CỰ HƯ ( Xiàjùxú - Sia Tsiou Sou). Huyệt thứ 39 thuộc Vị kinh ( S 39). Tên gọi: Hạ ( có nghĩa là ở dưới, trái với Thượng ở trên ( Thượng cự hư). Ở đây nói đến phần dưới của chân. Cự ( có nghĩa là lớn, vĩ đại); Hư ( có nghĩa là chỗ trống, ý nói đến khoảng trống giữa xương chày và xương mác. Huyệt nằm ở chỗ hõm của chân, nó cũng là Hạ hợp huyệt của kinh Thủ thái dương tiểu trường, thường biểu hiện sự rối loạn của tiểu trường. Do đó mà có tên là Hạ cự hư ( chỗ trống lớn ở dưới).

.

HÀM YẾN

 19:15 08/10/2014

HÀM YẾN ( Hàm Yàn- Ham Ienn). Huyệt thứ 4 thuộc Đởm kinh ( G4). Tên gọi: Hàm ( có nghĩa là: cằm, gật đầu); Yến ( có nghĩa là: đầy đủ, duỗi ra). Huyệt ở dưới Đầu duy và ở trên cơ thái dương. Khi khớp hàm dưới chuyển động, cơ được duỗi ra. Do đó mà có tên là Hàm yến.

.

GIÁC TÔN

 19:50 03/10/2014

GIÁC TÔN ( Jiăo sùn - Tsiao Soun). Huyệt thứ 20 thuộc Tam tiêu kinh (TE 20). Tên gọi: Giác ( có nghĩa là góc của sọ); Tôn ( có nghĩa là cháu, ở đây chỉ những tôn lạc). Huyệt nằm ở góc của vùng thái dương ngay trên đỉnh tai. Một nhánh của tôn lạc xuất phát từ huyệt này và uốn cong xuống dưới má. Do đó có tên là Giác tôn.

.

ĐỒNG TỬ LIÊU

 18:03 01/10/2014

ĐỒNG TỬ LIÊU ( Tóng zí liáo - Trong Tse Tsiao). Huyệt thứ 1 thuộc Đởm kinh (G 1). Tên gọi: Đồng tử ( có nghĩa là con ngươi). Liêu ( có nghĩa là khe hở, đường nứt, khe xương). Huyệt ở phía bên của mắt nơi khe hở xương, từ con ngươi kéo ra nên gọi là Đồng tử liêu.

.

ĐẦU LÂM KHẤP

 19:43 26/09/2014

ĐẦU LÂM KHẤP ( Tóulínqì - Linn Tsri, Lam Iap). Huyệt thứ 15 thuộc Đởm kinh ( G 15).Tên gọi: Lâm ( có nghĩa là ở trên soi xuống, kiểm soát); Khấp ( có nghĩa là nước mắt). Huyệt ở chân tóc trán, ngay con ngươi 0,5 thốn bên trong đường chân tóc. Đặc biệt nó có tác dụng trong chẩn trị, hạn chế nước mắt quá nhiều do rối loạn ở mắt. Vì thế mà có tên là Lâm khấp. Gọi là Đầu lâm khấp để phân biệt với Túc lâm khấp ở chân.

Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây