18:34 26/12/2015
PHỦ XÁ ( Fushè - Fou Ché). Huyệt thứ 13 thuộc Tỳ kinh ( SP 13). Tên gọi: Phủ ( có nghĩa là một nơi mà những thứ cùng đổ về); Xã ( có nghĩa là nơi ở, nơi cư ngụ). Huyệt là nơi mà qua đó mạch Âm duy, kinh Túc Thái âm Tỳ , kinh Túc Quyết âm Can cùng đổ về và vào bụng, nối Tỳ thêm với Tâm, Phế. Nên gọi là Phủ xá ( nơi các kinh mạch đổ về).
17:02 26/12/2015
PHỤC THỎ còn gọi là PHỤC THỐ ( Fútù - Fou Trou). Huyệt thứ 32 thuộc Vị kinh ( S 32). Tên gọi: Phục ( có nghĩa là nằm phục xuống hay núp đầu); Thỏ ( có nghĩa là con thỏ). Khi chân duỗi thẳng ra, có một chỗ nhô lên xuất hiện nơi hệ thống cơ ở đùi trước trông giống như một con thỏ nằm phục xuống núp ở đây. Do huyệt nằm ở trên chỗ nhô lên này mà có tên là Phục thỏ ( thỏ núp)
16:35 26/12/2015
PHỤC LƯU ( Fùliù - Fou Leou). Huyệt thứ 7 thuộc Thận kinh ( K 7). Tên gọi: Phục ( có nghĩa là trở lại); Lưu ( có nghĩa là dáng vẻ nước chảy rất vội vàng). Mạch khí của Thận kinh tới huyệt Thái khê không đi lên thẳng mà trở lui lại mắt cá trong 2 thốn, lại vòng mạch về nơi này. Cũng có nghĩa khí của Thận mạch đến ở huyệt này trở về và đi vòng nên gọi là Phục lưu.
18:26 23/12/2015
PHỤ PHÂN ( Fùfèn - Fou Fenn). Huyệt thứ 41 thuộc Bàng quang kinh ( B 41). Tên gọi: Phụ ( có nghĩa là ở bên, được gắn thêm vào); Phân ( có nghĩa là một nhánh, chia ra). Huyệt này là huyệt đầu tiên trên đường thứ hai của lưng, ở bên và song song với đường thứ nhất của kinh Bàng quang. Do đó mà có tên gọi là Phụ phân ( nhánh được gắn thêm vào).
18:15 23/12/2015
PHỤ DƯƠNG ( FùYáng - Fou Yang). Huyệt thứ 59 thuộc Bàng quang kinh ( B 59). Tên gọi: Phụ ( có nghĩa là mặt lưng, mu của bàn chân); Dương ( có nghĩa là trái với âm, ở phía ngoài chân). Huyệt ở nằm ngoài, phía trên mu bàn chân nên gọi là Phụ dương.
17:34 23/12/2015
PHÚC KẾT( FùJié - Tou Tsié - Fou Tchi ). Huyệt thứ 14 thuộc Tỳ kinh ( Sp 14). Tên gọi: Phúc ( có nghĩa ở đây là bụng); Kết ( có nghĩa là ứ đọng). Huyệt chủ yếu biểu hiện sự ứ đọng khí trong bụng và ngực, hay nói khác hơn sự ứ đọng của khí tấn công lên Tâm gây đau quanh rốn, ho, ỉa chảy, nên gọi là Phúc kết ( Khí kết tụ ở bụng).
18:12 21/12/2015
PHÚC AI ( Fú ài - Fou Hai - Fou Ngáe). Huyệt thứ 16 thuộc Tỳ kinh ( SP 16). Tên gọi: Phúc ( có nghĩa là bụng); Ai ( có nghĩa là đau thương ai oán, cũng còn có ý yêu thương che chở). Phúc ai là chỉ về vùng bụng bọc lấy trường vị , là nơi cư ngụ của Thổ khí, cần thêm sự yêu thương che chở để tránh trong bụng đau đớn, huyệt lại chữa được bệnh trong bụng đau đớn có hiệu quả nên gọi là Phúc ai.
18:02 21/12/2015
PHÙ KHÍCH ( Fúxì - Feou Tsri - Fao Keu). Huyệt thứ 38 thuộc Bàng quang kinh ( B 38). Tên gọi: Phù ( có nghĩa là nổi lên trên); Khích ( có nghĩa là khe hở). Huyệt nằm trên khe hở ở trên huyệt Ủy dương nên có tên là Phù khích.
17:37 21/12/2015
PHÙ ĐỘT ( Fútù - Fou Trou). Huyệt thứ 18 ( LI 18). Tên gọi: Phù ( vào thời xưa, bề rộng của 4 ngón tay được gọi là một "Phù", một " Phù " tương đương với 3 thốn, theo tỷ lệ " Phù" có nghĩa là bổ trợ, phù giúp. Đột ( có nghĩa là nhô lên, nổi lên). Huyệt này nằm ở giữa cơ ức đòn chũm, nằm hai bên trái táo Adam ( củ hầu), nên có tên Phù đột ( chỗ nhô lên)
16:13 19/12/2015
PHÙ BẠCH ( Fùbái - Fao Po - Feou Pae). Huyệt thứ 10 thuộc Đởm kinh ( G 10). Tên gọi: Phù ( có nghĩa là nổi lên, nói đến chiều hướng lên của kinh khí); Bạch ( có nghĩa là trắng). Nói đến cả huyệt Bách hội và sự nổi lên của kinh khí. Kinh phí xuất phát từ huyệt Thiên xung và nổi lên phía trên Bách hội ở đỉnh đầu. Huyệt có tên "Bạch" đại diện cho Phế kim, chủ trị bệnh của Phế. Do đó mà có tên Phù bạch.