.

PHẾ DU

 11:18 14/12/2015

PHẾ DU ( Fèishù - Fei Chou). Huyệt thứ 13 thuộc Bàng quang kinh ( B 13). Tên gọi: Phế ( có nghĩa là Phổi); Du ( có nghĩa là nơi ra vào của khí, huyết). Huyệt sát với phổi, cũng là nơi mà qua đó khí của Phế ngấm vào bề mặt của cơ thể. Chủ yếu có dấu hiệu ở những rối loạn của Phế khí do sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh ngoại sinh. Vì thế mà có tên Phế du ( huyệt phổi).

.

PHÁCH HỘ

 11:05 14/12/2015

PHÁCH HỘ (Pòhù - Pro Rou - Pac Fou ). Huyệt thứ 42 thuộc Bàng quang kinh ( B 42). Tên gọi: Phách ( có nghĩa là vía, hễ vật gì tinh khí hết kiệt, chỉ còn hình chất lại đều gọi là phách. Tinh thần tiêu diệt còn lại hình chất gọi là phách); Hộ ( có nghĩa là cửa ngõ. Cửa một cánh gọi là Hộ ( cửa hai cánh gọi là Môn), ở đây có nghĩa là ẩn trú). Huyệt ở ngang với Phế du. "Phế tàng Phách". Nó biểu hiện dấu hiệu bệnh tật thuộc Phế khí , có tác dụng làm ngưng ho, giảm hen suyễn, do đó mà có tên Phách hộ.

.

ỐC Ế

 12:03 12/12/2015

Ố Ế ( Wùyi - Ou I). Huyệt thứ 15 thuộc Vị kinh ( S 15). Tên gọi: Ốc ( có nghĩa là nhà); Ế ( có nghĩa là quạt được làm bằng lông gà). Huyệt nằm trên vùng giữa phổ nơi mà khí đến vùng sâu hơn khi đi qua Khí hộ, Khí phòng và được so sánh với nơi nhà ở ( cư trú) của khí. Huyệt lại nằm mỗi bên ngực, nó được so sánh như một cái quạt mà các nan quạt là các xương sườn. Cho nên gọi là Ố ế ( quạt nhà).

.

NỘI QUAN

 11:57 10/12/2015

NỘI QUAN ( Nèi Guàn - Nei Koann). Huyệt thứ 6 thuộc Tâm bào lạc kinh ( P 6). Tên gọi: Nội ( có nghĩa là bên trong trái nghĩa với bên ngoài); Quan ( có nghĩa là cửa ải). Huyệt là nơi cửa ải quan trọng phía trong nơi kinh khí ra vào, cho nên gọi là Nội quan ( trái với Ngoại quan).

.

NỘI ĐÌNH

 11:47 10/12/2015

NỘI ĐÌNH ( Nèitíng ). Huyệt thứ 44 thuộc Vị kinh ( S 44). Tên gọi: Nội ( có nghĩa là phần sâu, hõm trong); Đình ( có nghĩa là sân trước, nơi cư trú). Huyệt có thể dùng để trị lạnh tay, lạnh chân, ngại tiến ồn và các triệu chứng mà bệnh nhân thích sống ẩn dật, sợ tiếng ồn ào, có khuynh hướng sống một mình trong phòng với cửa đóng kín. Do đó mà có tên Nội đình ( phòng trong).

.

NHŨ CĂN

 19:01 08/12/2015

NHŨ CĂN ( Rugèn - Jou Kenn). Huyệt thứ 18 thuộc Vị kinh ( S 18). Tên gọi: Nhũ ( có nghĩa là vú); Căn ( có nghĩa là gốc hay chân của một cái gì đó). Huyệt nằm ở phía dưới của vú, nên nó được gọi là Nhũ căn ( gốc vú).

.

NHIÊN CỐC

 18:24 04/12/2015

NHIÊN CỐC ( Rángu - Jenn Kou). Huyệt thứ 2 thuộc Thận kinh ( K 2). Tên gọi: Nhiên ( có nghĩa là tên giải phẫu xưa gọi tên của xương thuyền ở gan bàn chân, gọi Nhiên cốt.); Cốc ( có nghĩa là chỗ hõm ở núi). Huyệt được xác định ở bờ dưới của xương này, nên gọi là Nhiên cốc.

.

NHẬT NGUYỆT

 16:09 03/12/2015

NHẬT NGUYỆT ( Rìyuè - Je Iue). Huyệt thứ 24 thuộc Đởm kinh ( G 24). Tên gọi: Nhật ( có nghĩa là mặt trời); Nguyệt ( có nghĩa là mặt trăng). Huyệt là Mộ huyệt của Đởm kinh, biểu hiện những rối loạn liên quan tới Đởm, Đởm là cơ quan chủ về quyết đoán. Đặc biệt của sự quyết đoán tức là rõ ràng và dứt khoát được viết tức là Minh ( 明 ); một sự kết hợp các đặc điểm cho mặt trời ( 日 ) và mặt trăng ( 月 ) cùng hợp lại với nhau.

.

NHÂN TRUNG

 19:32 02/12/2015

NHÂN TRUNG ( Shui gòu). Huyệt thứ 26 thuộc Đốc mạch . Còn có tên khác là Thủy cấu. Tên gọi: Thủy ( có nghĩa là nước); Cấu ( có nghĩa là rãnh). Huyệt nằm trên rãnh nước nên có tên gọi là Thủy cấu.

.

NGƯ TẾ

 18:50 30/11/2015

NGƯ TẾ ( YúJì - Iu Tsi). Huyệt thứ 10 thuộc Phế kinh ( L 10). Tên gọi: Ngư ( có nghĩa là cá); Tế ( có nghĩa là lề, bờ). Huyệt này nằm ở chỗ gặp nhau của da trắng và da đỏ, Huyệt nằm ở điểm giữa chiều dài của xương bàn tay 1, sự nhô lên của bắp thịt ở đây ( bờ ngoài cơ dạng ngắn ngón tay cái) tương tự với chỗ tiếp giáp cả da gan tay và da mu tay ở nơi bụng con cá, Do đó mà có tên là Ngư tế.

Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây