12:40 04/12/2013
I. Đại cương: Viêm quanh khớp vai (VQKV) thuộc nhóm bệnh thấp ngoài khớp, theo phân loại của YHHĐ. VQKV thường là một cụm từ chỉ tất cả những trường hợp đau và hạn chế vận động khớp vai do tổn thương phần mềm quanh khớp, chủ yếu là giãn cơ, dây chằng và bao khớp. Theo định nghĩa này, VQKV không bao gồm những bệnh có tổn thương của đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch (chấn thương, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp…). Dựa vào triệu chứng lâm sàng bệnh được phân làm 3 thể: VQKV thể đơn thuần, VQKV thể nghẽn tắc và VQKV có hội chứng vai tay. Chẩn đoán VQKV dựa theo tiêu chuẩn lâm sàng chẩn đoán của Boissier MC 1992.
12:28 04/12/2013
I. Đại cương: 1. Quan niệm của YHHĐ: Hen phế quản là trạng thái lâm sàng của sự phản ứng cao độ ở phế quản do nhiều kích thích khác nhau. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng là khó thở, tiếng cò cử, phù nề niêm mạc phế quản và tăng tiết nhầy phế quản. Hiện nay tại Việt Nam tỷ lệ hen phế quản khoảng 2-6% dân số và >10% ở trẻ em.
06:40 04/12/2013
I. Đại cương: Trĩ là bệnh thường gặp chiếm tới 40% dân số và đã có các phương pháp điều trị từ rất sớm theo y học cổ truyền cũng như y học hiện đại. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự ứng dụng laser trong y học nói chung và cụ thể là ứng dụng của laser trong phẫu thuật trĩ đã được áp dụng và đem lại nhiều kết quả tốt cho người bệnh.
19:20 03/12/2013
I. ĐẠI CƯƠNG: Đây là một bệnh da liễu có tính quá mẫn thường gặp. Lâm sàng biểu hiện bằng: Nổi mề đay to nhỏ không đều, có thể cục bộ, nhưng cũng có thể lan toả toàn thân, bệnh phát đột ngột, tiến triển nhanh, biến mất cũng nhanh và không để lại sẹo, bệnh này thuộc phạm vi chứng “ấn chẩn” của YHCT.
19:15 03/12/2013
I. ĐẠI CƯƠNG: Các rối loạn tâm căn là một nhóm nhiều rối loạn có căn nguyên tâm lý trong bệnh lý tâm thần, chiếm 3-5% dân số, nhẹ về mặt triệu chứng, nhưng tiến triển kéo dài và phức tạp do phụ thuộc vào nhiều nhân tố (nhân cách, stress, môi trường xã hội…). Trong đó bệnh tâm căn suy nhược thường gặp nhất, với các biểu hiện mất ngủ, nhức đầu và giảm trí nhớ, 60% gặp ở những người lao động trí óc, từ 30-50 tuổi, thành thị và nam giới nhiều hơn. Bệnh được miêu tả trong phạm vi nhiều chứng của YHCT, tuỳ theo triệu chứng nổi bật như kinh quý (tim đập hồi hộp từng lúc), chính xung (tim đập hồi hộp kéo dài), kiện vong (hay quên), đầu thống (nhức đầu), di tinh, thất miên (mất ngủ)….
16:40 03/12/2013
I. ĐẠI CƯƠNG Hội chứng ruột kích thích là hội chứng rối loạn chức năng đại tràng thường gặp trên lâm sàng. Bệnh biểu hiện bằng các triệu chứng: đau bụng, trướng bụng, rối loạn chức năng đại tiện. Trải qua các thời kỳ, bệnh có các tên gọi khác nhau như: viêm đại tràng tăng tiết; viêm đại tràng co thắt; rối loạn chức năng đại tràng, hoặc hội chứng đại tràng dễ kích thích… và cho đến nay thống nhất với bệnh danh là Hội chứng ruột kích thích.
18:20 01/12/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: - Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh cảnh xuất hiện khi dây thần kinh liên sườn bị tổn thương (viêm nhiễm, chèn ép) tuỳ vào vị trí mức độ, số lượng dây thần kinh liên sườn bị tổn thương trên lâm sàng mà bệnh nhân có biểu hiện khác nhau. Bệnh thường đau tại nơi tổn thương khi ấn vào, đau chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh, đau tăng khi ho, hít thở sâu, căng dãn lồng ngực. Đau thần kinh liên sườn hay gặp trong bệnh lý cột sống, chấn thương lồng ngực, Zona. - Theo Y học cổ truyền, bệnh thuộc chứng “ Hiếp thống” do Can khí uất kết, Can hoả quá mạnh hoặc do khí trệ huyết ứ, đàm ẩm. Bệnh nhân thường đau một hoặc hai bên mạn sườn, ngực sườn đầy tức, dễ cáu giận, miệng đắng, mạch huyền, khẩn.
15:59 01/12/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: - Đau dây thần kinh số V tiên phát (đau dây thần kinh tam thoa) là những cơn đau xuất hiện đột ngột dữ dội ở vùng da một bên mặt. Cơn đau xuất hiện tự nhiên hay do đụng chạm vào “điểm bùng nổ”. Trong cơn đau bệnh nhân có thể có co giật cơ mặt, vã mồ hôi, chảy nước mắt, nước mũi. Phần lớn bệnh nhân trên 50 tuổi. Khám ngoài cơn không thấy có triệu chứng khách quan thần kinh. - Theo Y học cổ truyền, đau thần kinh số V thuộc chứng “Thống phong” do Trường Vị nhiệt hoặc Can Đởm nhiệt sinh phong nhiệt đi lên gây tắc trở vận hành khí huyết các kinh dương cùng bên mặt .
08:41 01/12/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: - Cơn đau do sỏi thận và sỏi niệu quản là triệu chứng thường gặp của niệu khoa, xuất hiện khi viên sỏi di chuyển trong đài bể thận, niệu quản gây tổn thương niệu quản, co thắt niệu quản hoặc gây tắc dẫn đến căng trướng đột ngột vỏ bao thận, đài bể thận hoặc niệu quản. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột sau vận động hoặc đi một quãng đường dài bị xóc và lắc lư nhiều. - Theo Y học cổ truyền: gọi là chứng “Thạch lâm” (đái ra sỏi) - Mục đích: Giảm đau cho người bệnh bị đau do sỏi thận, sỏi niệu quản.
19:39 29/11/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: - Tăng huyết áp là triệu chứng của nhiều bệnh, nhiều nguyên nhân. Khi không tìm được nguyên nhân được gọi là bệnh tăng huyết áp nguyên phát, gọi là tăng huyết áp khi số tối đa trên 140mmHg và số tối thiểu trên 90mmHg. - Theo Y học cổ truyền, tăng huyết áp thuộc phạm vi chứng huyễn vựng, đầu choáng, can phong, can dương.