206 BÀI THUỐC NHẬT BẢN - Bài thuốc vần D - Đ

Thứ sáu - 18/04/2014 06:11
Các bài thuốc đều sử dụng các dược liệu Bắc Nam quen thuộc không khó kiếm, lại thuyết minh công dụng theo khái niệm của Y học hiện đại về bệnh tật và tàn phế rất thích hợp cho các thầy thuốc nước ta kể cả đông y và tây y nghiên cứu, hành nghề y học cổ truyền và kết hợp đông tây y. Với ý thức coi trọng vốn y học cổ truyền và thắt chặt mối giao lưu hữu nghị giữa các nền y học Việt - Nhật đang đầy triển vọng ra hoa kết quả. Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương đã trân trọng giới thiệu cuốn sách quý này, phổ biến rộng rãi trên Website của Viện.
.
.

 Bài 9: DIÊN NIÊN BÁN HẠ THANG (EN NEN HAN GE TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Bán hạ                      4 - 5g  Sài hồ                       2 - 3g
 Thổ biệt giáp           3 - 4g  Cát cánh                        3g
 Tân lang tử (Hạt cau)   3g  Nhân sâm             0,8 - 2g
 Can sinh khương   1 - 2g  Chỉ thực                   1 - 2g
 Ngô thù du           0,5 - 1g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị các chứng viêm dạ dày mạn tính, đau dạ dày và ǎn uống không ngon miệng ở những người có cảm giác đau tức ở vùng thượng vị, đau vai và chân lạnh.

- Giải thích:
     + Theo sách Ngoại đài bí yếu phương: Đây là bài thuốc dùng cho những người có bệnh dạ dày mạn tính, khi chân lạnh, vai trái đau và phần ngực dưới bên trái đau.

Bài thuốc này với các vị chính là Bán hạ, Cát cánh, Tiền hồ có tác dụng loại trừ đờm quánh trong ngực để làm tiêu tán những cơn co thắt ở vùng ngực. Theo giải thích của Wada, tất cả những bài thuốc có Ngô thù du là dùng cho những người có những triệu chứng đau ở bên trái cơ thể, bài thuốc này cũng được dùng cho những người bị đau thần kinh liên sườn mà mục tiêu là trị những cơn co thắt và đau ở vùng ngực trái.

Những bệnh trạng mà bài thuốc này có hiệu nghiệm có thể liệt kê theo thứ tự sau:

1. Chứng bệnh về dạ dày.

2. Đau vai trái.

3. Lạnh chân.

4. Vùng sườn trái hoặc vùng ngực dưới vú trái bị đau hoặc có cảm giác gần như đau (chẳng hạn như cảm giác cǎng tức). Ngoài ra, cũng còn có thể kể ra những chứng bệnh sau dùng để tham khảo: khuynh hướng bí đại tiện, cǎng gân bụng có chiều hướng thể hiện mạnh ở phía trái cơ thể, suy từ mạch, lưỡi và thấy thể trạng hơi yếu đi, ...

 

 Bài 196: DƯƠNG BÁCH TÁN (YO HAKU SAN)

- Thành phần và phân lượng:

 Dương mai bì                2g  Hoàng bá                       2g
 Khuyển sơn tiêu            1g  

- Cách dùng và lượng dùng: Dùng ngoài.

- Công dụng: Trị bong gân và bị thương bị đòn.

- Giải thích:

     + Theo sách Các bài thuốc gia truyền nhà Asada.

Tên thuốc sống

Tên tài liệu thao khảo

Dương mai bì Hoàng bá Khuyển sơn tiêu Thực tiêu Nhai tiêu
Thực tế chẩn liệu (1) 2 2   1  
Chẩn liệu y điển (2) 2 2     1
Tập các bài thuốc 2 2 1    
Tập phân lượng các vị thuốc 2 2 1    

(1): Nếu dùng các vị thuốc này trộn với dấm ǎn, hoặc lòng trắng trứng, hoặc cả hai đảo cho đều thành dạng nhuyễn đắp lên chỗ bị sưng và đau sau khi bị thương, bị đòn thì nó sẽ thúc đẩy sự hấp thu, giảm đau, đẩy nhanh quá trình hồi phục. Nếu da yếu thì dễ bị viêm lở do dấm ǎn cho nên người ta rất ít khi dùng dấm ǎn để trộn thuốc. Mỗi khi thay thuốc nên dùng Sinh khương thang để rửa. Hoặc không dùng dấm ǎn, mà thêm bột tiểu mạch rồi dùng nước để nhào thuốc.

(2): Thuốc dùng khi bị bong gân, hoặc khi bị thương bị đòn.

 

 Bài 141: ĐẠI BÁN HẠ THANG (TAI HAN GE TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Bán hạ                4 - 7g  Nhân sâm                3g
 Mật ong                 20g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị nôn mửa.

- Giải thích:

     + Theo sách Kim quỹ yếu lược: Do rối loạn chức nǎng đưa thức ǎn của dạ dày, thức ǎn đã đi vào dạ dày lại tháo ngược trở ra, người ta gọi đó là phản vị. Trong số các dạng nôn mửa, bài thuốc này rất có tác dụng đối với hiện tượng phản vị này nhờ tác dụng "sinh diêu dưỡng dục". Mục đích của bài thuốc là trị nôn mửa khiến cho vùng thượng vị bị đầy cứng. Đây là bài thuốc có tần số sử dụng khá ít.

     + Tham khảo: Sách Kim quỹ yếu lược viết: "Những người nôn mửa do phản vị thì phải dùng Đại bán hạ thang'. Còn sách Ngoại đài bí yếu viết: "Thuốc này dùng cho những người bị nôn mửa khiến cho vùng bụng trên bị đầy cứng".

 

 Bài 137: ĐẠI HOÀNG CAM THẢO THANG (DAI O KAN ZO TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Đại hoàng            4g      Cam thảo            1 - 2g

- Cách dùng và lượng dùng:

1. Tán: Mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 0,75-1,5g (nên dùng Đại hoàng với Cam thảo theo tỉ lệ 2/1).

2. Thang: Lượng ghi trên là lượng dùng cho 1 ngày.

- Công dụng: Trị bí đại tiện.

- Giải thích:

     + Theo sách Kim quỹ yếu lược: Bài thuốc này dùng trị nôn mửa và bí đại tiên. Trong sách cũng ghi rằng "Những người ǎn vào liền bị ói ngay thì phải dùng Đại hoàng cam thảo thang", bài thuốc này tuy được dùng chữa nôn mửa, song dùng với ý nghĩa bài này có tác dụng tả hạ, nó đẩy tất cả những cái gì cản trở trong ruột xuống phía dưới làm cho dạ dày thông thoát để ngǎn chặn nôn mửa, do đó, bài thuốc này không phải là dùng cho bất kỳ loại nôn mửa nào. Bài thuốc này nhìn chung là dùng cho những người bị bí đại tiện, nhất là những người bí đại tiện thường xuyên, bài thuốc cũng được dùng cho những người chỉ bị bí đại tiện chứ không bị bất kì chứng bệnh nào khác. Ngoài thuốc sắc, bài thuốc này cũng có thể được dùng ở dưới dạng hoàn tán, nếu là thuốc hoàn tán, bài thuốc được gọi là Đại cam hoàn.

     + Theo Tọa đàm nhập môn Đông y: Đây là bài thuốc chống nôn, song kỳ thực tác dụng của nó là hạ tễ, nói theo đông y thuốc này có tác dụng thông khí trong dạ dày. Thức ǎn vào chỗ dạ dày bị chèn chặt cho nên bị đẩy ngược trở ra. Bài thuốc này có tác dụng tháo đáy dạ dày, chuyển những thứ tháo ra qua miệng sang tháo ra qua đường hậu môn.

     + Theo Liệu pháp đông y thực dụng: Thuốc có thể dùng rộng rãi cho những người thường xuyên bí đại tiện, không cần phải lo nghĩ nhiều tới thể lực khỏe hay yếu. Thuốc cũng có thể dùng trong trường hợp chỉ bí đại tiện chứ không có chứng gì khác. Nếu trước khi đi ngủ, uống khoảng 20 hoàn Đại cam hoàn mà sáng hôm sau đi đại tiện tốt thì uống tiếp một thời gian mỗi ngày với số lượng đó, sau không uống nữa thì đai tiện vẫn tốt.

 

 Bài 138: ĐẠI HOÀNG MẪU ĐƠN BÌ THANG (DAI O BO TAN PI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Đại hoàng              1 - 2g  Mẫu đơn bì                  4g
 Đào nhân                     4g  Mang tiêu                    4g
 Đông qua tử          4 - 6g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng trị các chứng kinh nguyệt bất thường, kinh nguyệt khó khǎn, bí đại tiện và bệnh trĩ ở những người có thể lực tương đối khá, đau bụng dưới và hay bí đại tiện.

- Giải thích:

     + Theo sách Kim quỹ yếu lược: Bài thuốc này còn có tên gọi khác là Đại hoàng mẫu đơn thang.

    + Theo Chẩn liệu y điển: Đây là một bài thuốc loại trừ ứ huyết, có thể dùng cho những người thể lực khá tốt, có các chứng bệnh giống với bài Đào hạch thừa khí thang nhưng bệnh trạng ít cấp bách, những người có chứng bệnh giống như trong bài Quế chi phục linh hoàn, nhưng thực chứng hơn ở bài Quế chi phục linh hoàn mà lại bị bí đại tiện.

Nếu khám bụng thì phần bụng dưới có vật chướng, đau dội và bí đại tiện. Những hiện tượng này thường xuất hiện ở bụng dưới phía tay phải, nhưng cũng không nhất thiết như vậy. Bài thuốc này được dùng để chữa viêm ruột thừa, nhưng trong trường hợp đau chỉ tập trung ở phần manh tràng, người bị sốt, miệng khát, bí đại tiện, mạch trì khẩn. Nếu mạch hồng sác thì đó là triệu chứng báo hiệu đang bị lên mủ, bài thuốc này không có tác dụng.

Bài thuốc này phần nhiều được dùng để trị các chứng viêm ở nửa thân bên dưới, và ngoài trị viêm ruột thừa, bài thuốc này còn được dùng để chữa viêm vùng quanh hậu môn, viêm ruột kết, viêm trực tràng, lị, trĩ, viêm tử cung và phần phụ, viêm tuyến sữa, sốt và các bệnh sau đẻ, viêm phúc mạc vùng xương chậu, sưng bạch hạch (bubo), lậu, viêm tiền liệt tuyến, viêm mào tinh hoàn do lậu, viêm bể thận, sỏi niệu đạo, viêm bàng quang v.v...

Nếu uống thuốc này mà lại đau thêm, bọc nước và cục cứng tǎng thêm và bụng càng đầy trướng hơn thì phải tính tới bài thuốc khác. Có thể phải chuyển sang dùng bài ý dĩ phụ tử bại tương tán, Tràng ung thang.

 

Bài 139: ĐẠI KIẾN TRUNG THANG (DAI KEN CHU TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Sơn tiêu (hạt sen)   1 - 2g  Can khương            3 - 5g
 Nhân sâm                2 - 3g  Mạch nha                    20g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Cho Sơn tiêu, Can khương và Nhân sâm vào sắc trước, sau đó bỏ bã rồi cho Mạch nha vào sắc lại cho tan đều, hạ lửa, thuốc uống khi còn nóng.

Sau khi uống thuốc khoảng 30 phút, nên húp khoảng 50g cháo nóng. Trong khi dùng thuốc này thì nên ǎn các thức ǎn mềm và nóng, và nên coi đây là phép dưỡng sinh trong trường hợp bị bệnh nặng.
- Giải thích:

     + Theo Chẩn liệu y điển: Dùng cho những người lạnh bên trong, ruột nhu động gây ra tình trạng không ổ định khiến cho bụng đau. Khám bụng thì thấy vùng bụng mềm nhũn, yếu, dễ bị ứ nước và hơi, nhìn từ ngoàivào cũng có thể thấy sự nhu động của ruột. Khi nhu động tǎng lên thì bụng đau và đôi khi bị cả nôn mửa. Trong bụng lạnh, mạch chậm và yếu, chân tay dễ bị lạnh. Nhưng khi hơi trong bụng rất đầy thì vùng bụng nhìn chung cǎng lên có khi không nhìn thấy sự nhu động của ruột nữa.

     + Sách Phương cực phụ ngôn nói: "Thuốc dùng để trị cho những người trong bụng rất đau, nôn mửa và không ǎn uống được, da bụng cǎng ruột nhu động như giun bò". Sách Y thánh phương cách viết: "Những người trong bụng rất lạnh, đầy bụng, bụng thỉnh thoảng bị đau và nôn mửa, không ǎn uống được, da bụng rất cǎng nổi hằn , sự nhu động của ruột như những con giun bò thì phải dùng Đại kiến trung thang".

 

 Bài 140: ĐẠI SÀI HỒ THANG (DAI SAI KO TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Sài hồ                       6g  Bán hạ                 3 - 4g
 Sinh khương      4 - 5g  Hoàng cầm              3g
 Thược dược           3g  Đại táo                     3g
 Chỉ thực                   2g  Đại hoàng          1 - 2g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Trong sách Thương hàn luận thì không có Đại hoàng, còn trong sách Kim quỹ yếu lược thì lại có Đại hoàng. Cần phải gia giảm Đại hoàng tùy theo tình trạng đại tiện như thế nào. Cho các vị thuốc vào sắc với 700cc nước, lấy 400 cc, bỏ bã, sau đó cho nước thuốc lên cô tiếp lấy 300 cc, chia uống ngày 3 lần.

Trong trường hợp bệnh nhẹ thì Sài hồ và Bán hạ mỗi thứ 6g cũng có hiệu quả. Trong mục đầy và đau vùng lõm thượng vị sách Kim quỹ yếu lược có ghi Đại hoàng là 2g. Có lẽ cũng không nên tranh luận nên hay không nên cho Đại hoàng vào bài thuốc này, cũng không phải dứt khoát là phải có Đại hoàng, mà cũng có trường hợp cần cho Đại hoàng, cũng có trường hợp không cần cho Đại hoàng.

- Công dụng: Thuốc dùng trị các chứng viêm dạ dày, bí đại tiện thường xuyên, mới tê vai (chứng toàn thân của bệnh cao huyết áp), đau đầu, táo bón, mỏi tê vai, phát phì ở những người to béo, thể lực tương đối khá và có chiều hướng bí đại tiện.

- Giải thích:

     + Theo sách Thương hàn luận và sách Kim quỹ yếu lược: Bài thuốc có Sài hồ là thuốc dùng cho những người bị đầy tức ở vùng sườn ngực, song trong số các bài có Sài hồ, bài thuốc này được dùng cho những người bị thực chứng và có thể lực khá. Do đó, những người dùng Đại sài hồ thang thường là những người bệnh trạng nặng. Cả mình và người ngoài đều nhận biết được hiện tượng đầy trướng vùng sườn rất đau đớn khó chịu. Đối với những người bị sốt, buồn nôn và nôn mửa nặng, trên lưỡi đã xuất hiện rêu vàng, không muốn ǎn uống và có chiều hướng bí đại tiện, hoặc những người tuy không sốt và bí đại tiện, nhưng những chứng bệnh nói trên nặng thì khi dùng bài thuốc này nên bỏ Đại hoàng.

    + Sách Phương cực loại tụ viết: "Đối tượng của bài thuốc này là chứng đầy tức ở vùng bụng trên, người cảm thấy nặng nề, u uất, không muốn ǎn uống, thuốc rất có hiệu quả đối với người bị tâm thần dạng u uất. Thuốc này cũng rất tốt đối với những người bị chứng tê cứng từ nách trái kéo xuống vùng bụng trên, hoặc gân mạch vùng nách trái bị co thắt, sờ tay vào rất đau, bí đại tiện, vui buồn thất thường. Hoặc, bài thuốc này rất có tác dụng đối với chứng rụng tóc do can hỏa. Và cũng có thể kể thêm chứng sốt, đầy trướng bụng trên, nôn mửa trong giai đoạn đầu của bệnh ỉa chảy cũng là đối tượng của bài thuốc này. Bài thuốc này thêm Nhân trần dùng để trị chứng hoàng đảm bụng trên đầy tức".

     + Theo các tài liệu tham khảo và Giải thích các bài thuốc: Thuốc dùng cho những trường hợp thực chứng, bệnh trạng nặng, về thể chất phần lớn là những người béo khỏe, gân cốt chắc chắn, cường tráng và cǎng. Thông thường đó là những người có mạch trầm, thực, nhưng chậm, phần bụng thì góc bụng trên rộng, da bụng trên dày, chắc và cǎng, tới mức lấy tay ấn vào bụng chỗ bên dưới rẻ xương sườn cuối cùng cũng không lõm xuống. Do đó, ở vùng ngực có cảm giác cǎng, đầy tức, đau đớn, có chiều hướng bí đại tiện, khí bị chèn chặt ở bên trong không muốn thoát ra ngoài. Chính vì thế mà bị bí đại tiện, hoặc ỉa chảy, nôn mửa, xuyễn, về mặt tinh thần thì lại hướng ra ngoài, hay quát tháo, to tiếng, dễ cáu gắt. Vùng ngực cǎng cho nên nếu thắt lưng thì thấy rất khó chịu, tức tối.

     + Sách Vật ngộ phương hàm khẩu quyết viết: "Ngoài việc rất hay dùng cho các chứng thiếu dương, đối tượng của bài thuốc này còn là trị chứng đầy tức ở vùng bụng trên, bài thuốc cũng rất có hiệu nghiệm với trường hợp mà người ta vẫn gọi là tâm trạng u uất trong các dạng bệnh tâm thần. Đối với những người bị bệnh này ở dạng nặng nhất, S. Emi cho thêm Hương phụ tử và Cam thảo, còn Takashina thì bỏ Đại táo, Đại hoàng, thêm Linh dương giác, Điếu đằng, Cam thảo. Dẫu sao thì đấy cũng là loại chủ dược đối với chứng động kinh. Đối với những người bán thân bất toại, cấm khẩu thì trước kia người ta coi là hiện tượng giống như bị trúng phong, nhưng do can tích kinh mạch tắc nghẽn đường khí huyết hắc khiến cho khí huyết không lưu thông, cuối cùng dẫn tới bất toại, bài thuốc này có công hiệu đối với những người thuộc can thực. Bài thuốc này cũng còn trị chứng tê cứng vùng từ nách trái xuống đến vùng bụng trên, hoặc cơ và mạch ở nách trái bị co thắt, dùng tay ấn vào đó thấy đau, bí đại tiện, vui buồn thất thường v.v..."

 

 Bài 152: ĐÀO HẠNH THỪA KHÍ THANG (TO KAKU JO KI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Đào nhân              5g  Quế chi                  4g
 Đại hoàng       1 - 3g  Mang tiêu         1 - 2g
 Cam thảo          1,5g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Cách dùng theo Giải thích các bài thuốc: Cho các vị thuốc sống, trừ Mang tiêu, vào sắc với 600 cc nước lấy 300 cc, bỏ bã rồi cho Mang tiêu vào sắc tiếp cho tan hết, chia uống làm 3 lần khi thuốc còn nóng.

- Công dụng: Trị các chứng kinh nguyệt thất thường, kinh nguyệt khó, tinh thần bất an khi có kinh hoặc sau khi đẻ, đau lưng, bí đại tiện, các chứng kèm theo của bệnh cao huyết áp (đau đầu, chóng mặt, mỏi tê vai) ở những người thể lực tương đối khá, hay bị khí huyết thượng xung và bí đại tiện.

- Giải thích:

     + Theo sách Thương hàn luận: Thuốc còn có tên Đào nhân thừa khí thang. Yoshikatsu nói vì chủ dược là đào nhân cho nên cần gọi tên thuốc là Đào nhân thừa khí thang.

Cũng giống như bài Điều vị thừa khí thang, bài thuốc này là thuốc loại trừ huyết ứ dùng cho những người bị huyết chứng. Bệnh nhân của bài thuốc này có triệu chứng cấp bách hơn ở bài thuốc trừ huyết ứ Quế chi phục linh hoàn, và có chiều hướng bí đại tiện.

     + Theo Giải thích các bài thuốc và các tài liệu tham khảo: Những người bị chứng ứ huyết thực nhiệt và khí huyết thượng xung. Thuốc được ứng dụng trị đau đầu, chóng mặt, ù tai, mỏi tê vai, khí thượng xung, đau phần thắt lưng, bí đại tiện, bị rối loạn thần kinh thực vật như phiền nhiệt, lạnh chân v.v... Thuốc cũng còn được dùng để trị các chứng tinh thần như hưng phấn, mất ngủ, chóng quên, như cuồng, nói sảng, chứng kinh nguyệt thất thường, kinh nguyệt khó, loạn thần kinh chức nǎng, hysteria, suy nhược thần kinh, xuất huyết não, xơ cứng động mạch, tǎng huyết áp.

Dùng cho những người bị cấp kết có cục cứng ở bụng dưới, bí đại tiện và ói. Dùng trong những trường hợp hiện tượng khí huyết thượng xung và lạnh chân rõ hơn trong bài Quế linh hoàn, bệnh lại có tính chất cấp tính, động và dương tính.

Tham khảo:

     + Sách Loại tụ phương quảng nghĩa cho rằng thuốc này trị chứng huyết lưu thông không tốt, thượng xung, tim đập mạnh, bụng dưới có cục cứng đau dữ dội, chân tay tê mỏi, hoặc lạnh. Thuốc còn là thuốc lợi tiểu cho những người bụng dưới đau thắt, cái đau lan đến vùng thắt lưng và dưới đùi, trong dương vật đau buốt, tiểu tiện nhỏ giọt không thông. Dùng bài thuốc này thì lập tức đại tiện và tiểu tiện đều thông, đau đớn tiêu tán.

     + Sách Phương dư nghệ viết: "Những người bị lị, bụng đau dữ dội, muốn đi liên tục và đi ra phân màu tím đen thì đó là do huyết ứ, phi Đào nhân thừa khí thang thì không có hiệu quả. Bất kể trong thời kỳ đầu, giữa hay cuối của cơn bệnh, nếu đi ra phân màu đen tím hoặc màu não tủy cá thì đều là hiện tượng ứ huyết và phải dùng bài thuốc này".
 

 Bài 148: ĐIẾU ĐẰNG TÁN (CHYO TO SAN)

- Thành phần và phân lượng:

 Điếu đằng câu           3g  Quất bì                        3g
 Bán hạ                        3g  Mạch môn đông        3g
 Phục linh                     3g  Nhân sâm                  2g
 Phòng phong             2g  Cúc hoa                     2g
 Cam thảo                   1g  Thạch cao            5 - 7g
 (Trần bì cũng được)  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng cho những người từ trung niên trở lên bị đau đầu liên tục dạng mạn tính, hoặc những người có chiều hướng bị cao huyết áp.

- Giải thích:

     + Theo Bản sư phương: Bài này dùng cho những người bị hư chứng, khí thượng xung mạnh, dùng vào các chứng trạng nặng khí phận xung, đau đầu, những người ngủ dậy là bị đau đầu. Thuốc được ứng dụng cho những người bị các chứng thần kinh như mỏi tê vai do khí thượng xung, ù tai, chóng mặt, đau đầu, xung huyết kết mạc nhãn cầu, v.v...

    + Sách Phương hàm loại tụ cũng viết: "Thuốc này dùng cho những người bị động kinh khí nghịch nặng, chóng mặt, vai lưng cứng đờ, mắt đỏ, tâm trạng ủ rũ lầm lì".

    + Theo Chẩn liệu y điển: Thuốc dùng cho những người từ trung niên trở ra bị bệnh thần kinh, hơi bị hư trạng, đau đầu, chóng mặt, mỏi tê vai, lưng và vai co thắt. Đối tượng của bài thuốc là những người thần kinh dễ bị kích động mà người trước gọi là giản chứng, khí thượng xung mạnh và bệnh phát liên tục, đầu đau vào lúc sáng sớm hoặc suốt cả buổi sáng.

    + Theo Thực tế ứng dụng: Thuốc có hiệu nghiệm đối với người già bị đau đầu dai dẳng kèm theo chóng mặt. Sách Ngô trúc lâu khẩu quyết viết rằng: "Thuốc này trị chứng đau đầu, chóng mặt do can quyết, những người bị chứng này phần nhiều do khu vực từ thái dương trái đến đuôi mắt bị đau". Còn theo Sùng lan quán thí nghiệm phương khẩu quyết, "do thượng xung (chứng khí huyết dồn lên phía trên), những người bị đau đầu và chóng mặt do can quyết là những người dễ cáu gắt. Do đó nó cũng giống như triệu chứng của c can tán, nên dùng bài thuốc này cho những người đau đầu, chóng mặt".

 

 Bài 146: ĐIỀU VỊ THỪA KHÍ THANG (CHYO I JO KI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Đại hoàng          2 - 2,5g  Mang tiêu                    1g
 Cam thảo                    1g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Cho Đại hoàng và Cam thảo sắc rồi bỏ bã, cho Mang tiêu vào đun tiếp để sôi một lúc cho tan hết rồi uống. Nhìn chung, phần nhiều người ta cho cả 3 vị vào sắc đồng thời, nhưng đúng ra phải làm như hướng dẫn trên.

- Giải thích:

     + Theo Thực tế chẩn liệu: Thừa khí có nghĩa là thuận khí, tức là làm cho khí lưu thông tốt. Đại tiểu thừa khí thang cũng như Điều vị thừa khí thang này có tác dụng làm khí lưu thông và thông đại tiện, song so 3 bài, thì Điều vị thừa khí thang là có tác dụng nhẹ nhàng nhất. Điều vị thừa khí thang dùng để trị bí đại tiện sau khi ốm dậy, bí đại tiện ở người già, miệng và lưỡi khô, bụng hơi cǎng. Thuốc này cũng thường được dùng khi bị bí đại tiện vì bệnh nhiệt. Nhưng với điều kiện là mạch trầm, thực, bụng có sức đàn hồi.

     + Nangai viết: "Thuốc trị nội bệnh, nhiệt thực dồn vào tim. Triệu chứng của người bệnh là mê sảng, sốt hừng hực, đây là chứng thực nhiệt. Do đó dẫn tới tâm phiền, u uất khó chịu, nó tiến công vào tim. Những người bị nặng thì phân lỏng, ỉa chảy, bụng hơi đầy, hoặc bụng đầy, và do khí huyết bức bách tim dẫn tới chỗ nó không làm được chức nǎng tiêu hóa nước trong bụng".

     + Sách Phương hàm viết: "Thuốc dùng trị cho những người có chứng của Đại hoàng cam thảo thang dưới dạng thực chứng còn trong Loại tụ phương thì viết rằng: "xem ra, bài thuốc này chủ trị cho những người bị bệnh cấp bách, đại tiện không thông".

 

 Bài 147: ĐINH HƯƠNG THỊ ĐẾ THANG (CHYO KO SHI TEI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Thị đế (Tai hồng)         3g  Quế chi                        3g
 Bán hạ                         3g  Trần bì                         3g
 Đinh tử                        1g  Lương khương          1g
 Mộc hương                 1g  Trầm hương               1g
 Hồi hương                  1g  Hoắc hương              1g
 Hậu phác                     1g  Súc sa                        1g
 Cam thảo                    1g  Nhũ hương                 1g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị các chứng hắt hơi, vị tràng hư nhược ở những người mới ốm dậy hoặc những người có thể chất hư nhược.

- Giải thích:

     + Theo Thọ thế bảo nguyên:

(1) Bài thuốc này được dùng cho những người hư nhược có thể chất yếu hơn ở bài Thị đế thang.

(2) Trị hắt hơi liên tục ở những người thông thường vị tràng hư nhược, dễ ỉa chảy, nhìn chung thể chất yếu, bụng mềm, mạch khá yếu.
- Tham khảo:

     + Sách Vạn bệnh hồi xuân viết: "Thuốc này chủ trị vị khẩu hư hàn, chân tay lạnh, mạch trầm tế. Nếu gặp lạnh bị hắt hơi thì dùng bài thuốc này".

 

 Bài 161: ĐỘC HOẠT CÁT CĂN THANG (DOK KATSU KAK KON TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Cát cǎn                       5g  Quế chi                       3g
 Thược dược              3g  Ma hoàng                   2g
 Độc hoạt                     2g  Sinh khương             2g
 Địa hoàng                   4g  Đại táo                       1g
 Cam thảo                    1g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị chứng mỏi tê vai ở tuổi già, chứng tê mỏi vai.

- Giải thích:

     + Theo Ngoại đài bí yếu: Đây là bài Cát cǎn thang thêm Độc hoạt và Địa hoàng, thuốc này dùng "Trị nhụ trúng phong người đau đớn, chân tay mềm nhão, người khó cử động. Những người sau khi đẻ bị nhụ trúng phong cũng dùng bài thuốc này". Sách Bệnh nguyên hậu luận viết: "Nhụ trúng phong do phong tà nhập vào người cùng với cảm cúm nhân khi cả khí lẫn huyết đều hư, chân tay không cử động được, người không cử động được".

     + Theo tài liệu tham khảo Chủ yếu hậu thế: Thuốc được dùng cho những người bị nhụ trúng phong, huyết hư kiêm ngoại cảm, vai lưng cứng đờ, người đau, tứ chi bất toại. Thuốc cũng có hiệu quả trong các trường hợp cánh tay đau co thắt, ghê rợn phong hàn. Được chuyển sang dùng rộng rãi cho những người bị chứng đau tay và mỏi vai ở người có tuổi. Được ứng dụng trong các trường hợp chân tay đau đớn, lưng và vai co thắt vì tràn máu não, v.v...

 

 Bài 162: ĐỘC HOẠT THANG (DOK KATSU TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Độc hoạt                   2g  Khương hoạt            2g
 Phòng phong           2g  Quế chi                      2g
 Đại hoàng                2g  Trạch tả                     2g
 Đương quy              3g  Đào nhân                  3g
 Liên kiều                  3g  Phòng kỷ                   5g
 Hoàng bá                 5g  Cam thảo               1,5g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang, uống lúc nóng.

- Công dụng: Trị chứng chân tay co duỗi khó do lạnh.

- Giải thích:

     + Theo các tài liệu tham khảo như Hán dược khảo chủ phương: Thuốc dùng trị cước khí, chân tay khó co duỗi vì lạnh. Trị phong hư, mê man mất cảm giác do sốt rét.

 

 Bài 153: ĐƯƠNG QUY ẨM TỬ (TO KI IN SHI)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy                 5g  Thược dược              3g
 Xuyên khung               3g  Tật lê tử                      3g
 Phòng phong              3g  Địa hoàng                  4g
 Kinh giới                  1,5g  Hoàng kỳ                 1,5g
 Hà thủ ô                      2g  Cam thảo                   1g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị eczêma mạn tính (loại không có chất bài tiết) và ngứa ở những người bị chứng hàn.

- Giải thích:

     + Theo Tế sinh phương: Đây là bài Tứ vật thang thêm Kinh giới là loại thuốc trị ngứa da, Tật lê tử là thuốc trị ngứa da phối hợp với Hà thủ ô và Hoàng kỳ là thuốc dinh dưỡng làm da cường tráng.

    + Theo Chẩn liệu y điển: Thuốc được ứng dụng cho những người bị chứng ngứa da, phát mẩn ngứa và các bệnh da khác nhưng không có bọc nước và mủ, ít chất bài tiết, da khô và ngứa.

    + Theo Thực tế ứng dụng: Đây là loại hư chứng và âm chứng cho nên không có nhiệt, người bệnh thường bị ngứa, nếu bị nặng thì tùy không phát ban đi nữa nhưng rất ngứa. Thuốc còn được dùng khi bị eczêma, mày đay, bệnh ngứa ở người già, chứng ghẻ khô kinh niên ở người già, viêm da, v.v...

     + Theo Giải thích các bài thuốc chủ yếu hậu thế: Thuốc dùng rất có hiệu nghiệm đối với các cụ già và người hư nhược, da bị khô, chất bài tiết ít mà chủ yếu là ngứa.

 

 Bài 160: ĐƯƠNG QUY BỐI MẪU KHỔ SÂM HOÀN LIỆU (TO KI BAI MO KU JIN GAN RYO)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy              3g  Bối mẫu                   3g
 Khổ sâm                  3g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị chứng đái khó.

- Giải thích:

     + Theo Kim quỹ yếu lược: Đây là bài thuốc có tần số sử dụng thấp.

Sách Kim quỹ yếu lược viết: Những người có thai tiểu tiện khó khǎn nhưng ǎn uống vẫn tốt như cũợ, dùng bài Quy bối khổ sâm hoàn.

 

 Bài 154: ĐƯƠNG QUY KIẾN TRUNG THANG (TO KI KEN CHU TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy                4g  Quế chi                 4g              
 Sinh khương             4g  Đại táo                 4g
 Thược dược       5 - 6g  Cam thảo             2g
 Giao di                    20g
(không có Giao di cũng được)
 

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị các chứng đau khi có kinh, đau bụng dưới, trĩ, đau lòi rom ở những người dễ bị mệt, huyết sắc kém.

- Giải thích:

     + Theo Kim quỹ yếu lược:

(a) Bài thuốc này là Tiểu kiến trung thang thay Giao di bằng Đương quy, nhưng đối với những người đại hư thì bài thuốc này có cả Giao di.

(b) Thuốc này trị cho phụ nữ sau khi đẻ người bị suy nhược, thể lực giảm sút, bụng luôn bị đau nhói, hô hấp nông, bụng dưới bị co thắt, cái đau truyền đến vùng thắt lưng và lưng, không ǎn uống được.

(c) Các chứng về bụng giống như trong Tiểu kiến trung thang, nhìn chung cơ bụng mềm và yếu, cơ bụng thẳng ở hai bên bị co thắt.

     + Theo Thực tế ứng dụng: Thuốc dùng cho:

(a) Những người phụ nữ hư nhược, đau bụng;

(b) Dễ mệt mỏi, hơi thiếu máu và có chứng lạnh;

(c) Đau bụng chủ yếu là ở bụng dưới, nhưng có khi đau cả ở lưng và thắt lưng;

(d) Các chứng xuất huyết ở nửa thân dưới;

(e) Đau đầu và thiên đầu thống ở những người phụ nữ trước và sau khi có kinh.

     + Thuốc còn được ứng dụng cho:

(a) Đau bụng của những người bị bệnh phụ khoa, đau bụng sau khi đẻ, viêm phúc mạc vùng xương chậu, đau bụng kịch liệt vì chứng kinh nguyệt khó, viêm phúc mạc sau khi gãi;

(b) Xuất huyết trĩ, xuất huyết ở trực tràng, xuất huyết tử cung v.v...;

(c) Đau bụng dưới và đau vùng thắt lưng ở cả nam lẫn nữ.

 

 Bài 155: ĐƯƠNG QUY TÁN (TO KI SAN)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy                  3g  Thược dược               3g
 Xuyên khung                3g  Hoàng cầm                 3g
 Truật                          1,5g  

- Cách dùng và lượng dùng:

1. Tán: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2g.

2. Thang.

- Công dụng: Trị những trở ngại trước và sau khi đẻ (thiếu máu, mỏi mệt, chóng mặt, phù thũng).

- Giải thích:

     + Theo Kim quỹ yếu lược: Về bài Đương quy tán, trong Nguyên điển có ghi: "Nghiền 5 vị Đương quy, Thược dược, Xuyên khung, Hoàng kỳ, Bạch truật thành bột mịn, mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần uống với một ly rượu. Trong thời gian có thai, nếu dùng thuốc này thường xuyên thì dễ đẻ, không có trở ngại gì đến thai nhi, tất cả những bệnh sau khi đẻ phải dùng bài Đương quy tán này". Vốn dĩ đây là bài thuốc tán, vả lại phải uống với rượu.

     + Theo Chẩn liệu y điển: Trong thời gian có mang nếu dùng thuốc này thường xuyên thì thai nhi phát triển tốt, đẻ dễ, có thể phòng ngừa được mọi bệnh tật. Nếu dùng thuốc này cho những người có tật sảy thai thì có thể đảm bảo sinh nở bình thường.

     + Theo Thực tế trị liệu: Thuốc dùng trong thời gian có thai, dùng để dưỡng sinh sau khi đẻ, và dùng để trị chứng vô sinh.

 

 Bài 159: ĐƯƠNG QUY THANG (TO KI TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy              4 - 5g  Bán hạ                     4 - 5g
 Thược dược           3 - 4g  Hậu phác             2,5 - 3g
 Quế chi                 2,5 - 3g  Nhân sâm            2,5 - 3g
 Hoàng kỳ                   1,5g Sơn tiêu                     1,5g
 Cam thảo                     1g  Can khương             1,5g

Lưu ý: không được dùng Sinh khương.

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng cho những người cảm thấy lạnh ở lưng, bụng có cảm giác đầy trướng và đau bụng.

- Giải thích:

     + Theo Thiên kim phương: Bài thuốc này dùng trị chứng đau lưng vùng ngực, cần phải coi đây là chứng hẹp van tim giả chứ không phải là thực sự hẹp van tim. Chủ trị trong Thiên kim phương là : "Đau thắt tim và bụng, các loại hư chứng, chứng lạnh, đầy và đau bụng".

     + Danh y Asada Sohaku nói: "Bài thuốc này công hiệu đối với nhhững người cơ bụng bị co thắt và đau, cái đau đó lan đến lưng và vai gây ra rất đau".

     + Theo Chẩn liệu y điển: Thuốc có tác dụng đối với những người bị chứng lạnh, huyết sắc kém, cơ bụng chùng, mạch chậm và yếu, cái đau lan từ vùng lõm thượng vị lên ngực, chuyển sang cả vùng lưng. Cũng dùng thuốc này cho những bệnh nhân được coi là đau dây thần kinh liên sườn hoặc chứng hẹp van tim. Bài thuốc này còn được dùng trị chứng loét dạ dày, loét hành tá tràng.

     + Theo Thực tế trị liệu: Thuốc dùng trị đau lưng và ngực và nôn coi chứng này là hẹp van tim giả. Thuốc có tác dụng rất tốt đối với những người huyết sắc kém bị chứng lạnh, vùng bụng bị đầy hơi, đặc biệt là vùng bụng trên rất đau, do đó có chiều hướng vùng ngực bị chèn ép.

Những người bị đau thần kinh liền sườn hoặc hẹp van tim, tên bệnh không rõ, ngực và lưng bị đau trở thành mạn tính dùng thuốc này sẽ có hiệu quả rõ ràng.

 

 Bài 158: ĐƯƠNG QUY THƯỢC DƯỢC TÁN (TO KI SHAKU YAKU SAN)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy               3g  Xuyên khung             3g
 Thược dược      4 - 6g  Phục linh                   4g
 Truật                         4g  Trạch tả               4 - 5g

- Cách dùng và lượng dùng:

1. Tán: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2g.

2. Thang.

- Công dụng: Trị các chứng kinh nguyệt thất thường, kinh nguyệt dị thường, đau khi có kinh, những chướng ngại trong thời kỳ mãn kinh, những chứng trước và sau khi đẻ hoặc do sảy thai gây ra (thiếu máu, mệt mỏi, chóng mặt, phù thũng), chóng mặt, nặng đầu, mỏi tê vai, đau vùng thắt lưng, chứng lạnh chân và vùng thắt lưng, phù thũng, rám da ở những người thể lực tương đối yếu, bị chứng lạnh, có chiều hướng thiếu máu và dễ mệt mỏi, thỉnh thoảng bị đau bụng dưới, nặng đầu, chóng mặt, mỏi tê vai, ù tai, tim đập mạnh.

- Giải thích:

     + Theo Kim quỹ yếu lược: Đây là thuốc trừ ứ huyết âm chứng. Thuốc dùng để trị chứng ứ huyết có Đại hoàng mẫu đơn bì thang, Đào hạch thừa khí thang, Quế chi phục linh hoàn v.v..., song bài thuốc này được dùng cho chứng huyết thủy hư chứng. Huyết chứng (trục trặc về quá trình chuyển hóa thủy phân) lại thể hiện ở phần bụng trên. Do đó, thuốc này dùng cho những người cơ tương đối mềm nhão, dễ mệt mỏi, có chiều hướng thiếu máu (bên trong mí mắt có màu trắng) vùng thắt lưng và chân dễ bị lạnh, đau đầu, chóng mặt, tê mỏi vai, ù tai, tim đập mạnh, mạch đập tǎng vọt, mất ngủ v.v... những phụ nữ đau bụng vì bệnh phụ khoa hoặc trong thời gian có thai. Đối với những người vị tràng yếu và những người dễ bị trục trặc ở vị tràng thì nên dùng kết hợp với các bài Nhân sâm thang hoặc vị Sài hồ.

     + Sách Phương hàm loại tụ viết: "Thuốc này trị chứng đau bụng dữ dội liên tục ở phụ nữ. Tuy nhiên, vì có tác dụng điều huyết lại có tác dụng lợi thủy, cho nên bài thuốc này cũng có tác dụng đội với những người bị thủy khí trong bài Kiến trung thang hoặc những người bị kèm theo chứng đau đớn trong bài Tiêu dao tán, hoặc những người đau bụng động thai. Những người có thai mà đau bụng dưới hoặc vùng thắt lưng mà dùng Giao ngải thang không khỏi ngay thì đó là triệu chứng sắp trụy thai".

     + Theo Chẩn liệu y điển và các tài liệu tham khảo khác: Bất kể già trẻ nam nữ, nếu bị chứng lạnh và có chiều hướng thiếu máu, cơ nhìn chung là mềm nhão dạng như phụ nữ, người dễ mệt mỏi, đau bụng xảy ra ở vùng bụng dưới, có khi cái đau lan đến vùng thắt lưng và dưới đó, và ngay cả không đau bụng đi nữa, thì dùng bài thuốc này cũng rất hiệu nghiệm. Cũng có khi là nặng đầu, chóng mặt, tê mỏi vai, ù tai, tim đập mạnh. Cũng có người dùng bài thuốc này thấy hại đến sự ngon miệng, cho nên những người ǎn uống không ngon miệng, nôn mửa và buồn nôn thì không nên dùng bài thuốc này.

Thuốc dùng cho những người bị các chứng do ứ huyết hư chứng huyết hư và thủy độc gây ra có thể chất ở dạng âm hư chứng. Triệu chứng chủ yếu là thiếu máu và đau bụng. Nhìn chung, do thiếu máu, cơ không cǎng, người gầy, da trắng bủng, mạch trầm và yếu, thành bụng nhìn chung mềm, phần bụng trên phần nhiều có tiếng nước óc ách, bụng dưới có vật chướng và lúc đau dội lúc không. Khám bụng thấy vùng quanh rốn bị co thắt, nếu ấn mạnh thì sự co thắt đó lan xuống vùng thắt lưng và lưng. Đau bụng xuất phát ở phần sâu của bụng dưới, nếu đưa tay nóng sờ vào thì cái đau dịu đi. Tiểu tiện luôn nhưng lượng tiểu tiện nhiều, đôi khi có phù thũng. Triệu chứng của những người dùng bài thuốc này là toàn thân mệt mỏi, chân cảm thấy lạnh, nặng đầu, chóng mặt, ù tai, tê mỏi vai, đau vùng thắt lưng, nhịp đập tǎng vọt, v.v...


Bài 157: ĐƯƠNG QUY TỨ NGHỊCH GIA NGÔ THÙ DU SINH KHƯƠNG THANG (TO KI SHI GYAKU KA GO SHU YU SHO KYO TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy                 3g  Quế chi                       3g
 Thược dược              3g  Mộc thông                  3g
 Tế tân                          2g  Cam thảo                   2g
 Đại táo                        5g  Ngô thù du            1 - 2g
 Sinh khương              4g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Thương hàn luận hướng dẫn là cho các vị thuốc này sắc với lượng nước và rượu ngang nhau. Nhưng thông thường thuốc này được sắc với 400 cc nước cộng với 200 cc rượu sắc lấy 300 cc, bỏ bã, chia uống làm 5 lần.

- Công dụng: Trị các chứng cước, đau đầu, đau vùng bụng dưới, đau vùng thắt lưng ở những người cảm thấy chân tay lạnh và nếu lạnh chân thì chân và bụng dễ bị đau.

- Giải thích:

     + Theo Thương hàn luận: Đây là bài Đương quy tứ nghịch thang thêm Ngô thù du và Sinh khương. Ngô thù du có tác dụng làm máu lưu thông tốt, sưởi ấm cái lạnh ở chân tay, còn Sinh khương cũng là loại ô tễ có tác dụng mở dạ dày, ngǎn ngừa nôn mửa.

Thông thường những người bị chứng lạnh thường bị các chứng đau mạn tính, cái đau đó do sự kích thích của hàn lãnh gây ra sự trục trặc về lưu thông máu ở bề ngoài cơ thể, biểu hiện bằng các chứng cước, đau vùng bụng dưới, đau vùng thắt lưng, đau lưng, đau đầu, đau chân tay. Đặc biệt, bài thuốc này nên dùng cho những người có kèm theo các thủy chứng như thổ, ỉa chảy. Đây là những chứng bệnh thường xuất hiện nhiều ở phụ nữ trung niên hơn là ở nam giới. Bài thuốc này nên dùng trong trường hợp mặc dầu bệnh nhân rất khó chịu với bệnh, nhưng thầy thuốc lại xem nhẹ chỉ coi đó là do thần kinh gây ra.

     + Theo Chẩn liệu y điển: Thuốc dùng trị các chứng lạnh chân tay, cước, sán thống ở ruột, đau thần kinh hông, viêm phúc mạc mạn tính, đau ǎn da non sau khi phẫu thuật vùng bụng, đau từ vùng thắt lưng đến chân, liệt dương.

     + Theo Thực tế trị liệu: Thuốc dùng trị các chứng đau đầu thường xuyên, đau bụng dưới do chứng thần kinh và hysteria, đau vùng thắt lưng, đau chân, đau rǎng do lạnh, đau bụng sán khí, cước khí, lở dạng cước, đau bụng mà nửa thân dưới hàn và nửa thân trên nhiệt, bị chứng thượng xung, chứng hàn lãnh và chứng kinh nguyệt khó.

     + Theo Giải thích các bài thuốc: Thuốc trị các chứng thoát thư, bệnh Raynaud, bệnh da, giun, chín mé và các chứng xanh tím (cyanose), đau thần kinh, đau thoát vị (hernia).

     + Theo Cơ sở và chẩn liệu: Dùng trị cước khí và nếu dùng liên tục từ mùa thu thì thuốc có tác dụng phòng ngừa được bệnh này. Thuốc còn dùng để trị nhiều chứng bệnh ở phụ nữ, chứng dạ dày quá thừa toan.

 

Bài 156: ĐƯƠNG QUY TỨ NGHỊCH THANG (TO KI SHI GYAKU TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Đương quy              3 - 4g  Quế chi                     3 - 4g
 Thược dược           3 - 4g  Mộc thông                2 - 3g
 Đại táo                 3 - 6,5g  Tế tân                       2 - 3g
 Cam thảo             2 - 2,5g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị các chứng cước, đau vùng bụng dưới, đau vùng thắt lưng, ỉa chảy, đau khi có kinh, chứng lạnh ở những người chân tay lạnh.

- Giải thích:

     + Theo sách Thương hàn luận: Đây là bài thuốc gia giảm của Quế chi thang, bỏ Sinh khương, thêm Đại táo, Đương quy, Tế tân, Mộc thông. Cũng có thể coi đây là bài thuốc gia giảm của Đương quy kiến trung thang. Thuốc dùng trị tình trạng tuần hoàn máu bị cản trở do hư hàn ở bên ngoài (chẳng hạn như bệnh cước khí, sán thống v.v...).

     + Theo các tài liệu tham khảo khác: Đối tượng của bài thuốc này là những người chân tay bị lạnh, mạch tế. Thuốc còn dùng cho những người khi chân tay bị lạnh là hơi ứ lại trong bụng làm cho bụng đau, tức là những người mà người xưa gọi là bụng sán khí (sán khí phúc). Bài thuốc này cũng rất tốt đối với chứng cước, đau thần kinh hông, sán thống ruột, viêm phúc mạc mạn tính, thoát tử cung, đau bụng do tử cung và các phần phụ.

Cần phải xem đây là bài thuốc gia giảm của Đương quy kiến trung thang, đối tượng của nó là những người "bị lạnh chân tay, mạch tế". Bài thuốc này dùng cho chứng mà người xưa gọi là sán khí, tức là phần bụng nhìn chung là hư mãn, cơ thẳng bụng của bụng cǎng, sờ vào bụng thì thấy phía ngoài bụng có vật chướng, song ấn tay xuống thì chỗ đó mềm, hơi dễ ứ lại trong bụng.

     + Sách Y thánh phương cách viết: "Những người bị thoát huyết (gọi chung tất cả những người thất thoát dịch phân) thức ǎn thức uống ứ lại ở vùng bụng trên, đầu đau hoặc toàn thân đau thì phải dùng Đương quy tứ nghịch thang".

 

Tác giả bài viết: Thiếu Phúc sưu tầm

Nguồn tin: Viện thông tin thư viện y học trung ương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây