21:47 04/01/2014
THIÊN THỨ NĂM MẠCH, CHỨNG VÀ PHÉP TRỊ BỆNH TRÚNG PHONG, LỊCH TIẾT ĐIỀU 1 Phong làm nên bệnh, thành bán thân bất toại (nửa mình không tùy ý vận động được), hoặc chỉ cánh tay bất toại. Đó là Tý, mạch Vi mà Sác, do trúng phong sinh ra vậy.
21:33 04/01/2014
THIÊN THỨ TƯ MẠCH, CHỨNG VÀ PHÉP TRỊ BỆNH NGƯỢC ĐIỀU 1 Thầy nói Mạch của chứng ngược (sốt rét) Huyền. Huyền, Sác là nhiệt nhiều, Huyền, Trì là hàn nhiều. Huyền, Tiểu, Khẩn, dùng phép hạ (xổ) đi sẽ bớt. Mạch Huyền, Trì có thể dùng phép ôn. Huyền Khẩn có thể dùng phép phát hãn, châm cứu. Mạch Phù, Đại có thể dùng phép thổ. Mạch Huyền Sác là cảm phải phong tà phát ra. Dùng phương pháp ăn uống và nghỉ ngơi sẽ khỏi.
21:26 04/01/2014
THIÊN THỨ BA BIỆN VỀ MẠCH, CHỨNG VÀ PHÉP TRỊ BỆNH BÁ HỢP, HỒ HOẶC, ÂM DƯƠNG ĐỘC ĐIỀU 1 Luận rằng Bệnh bá hợp 100 mạch 1 dòng, tất sinh ra bệnh, ý muốn ăn lại không ăn được, muốn đi không đi được, ăn uống hoặc có lúc ngon, hoặc có lúc ghét ăn, như lạnh không phải lạnh, như nóng không phải nóng, miệng đắng, tiểu tiện đỏ, các thuốc không trị được, uống thuốc vào thì thổ, lợi dữ tợn, như có thần linh, thân hình như hòa, mạch Vi, Sác.
19:20 03/12/2013
I. ĐẠI CƯƠNG: Đây là một bệnh da liễu có tính quá mẫn thường gặp. Lâm sàng biểu hiện bằng: Nổi mề đay to nhỏ không đều, có thể cục bộ, nhưng cũng có thể lan toả toàn thân, bệnh phát đột ngột, tiến triển nhanh, biến mất cũng nhanh và không để lại sẹo, bệnh này thuộc phạm vi chứng “ấn chẩn” của YHCT.
19:10 03/12/2013
I. Đại cương: Theo YHCT nguyên nhân mắc bệnh khớp là do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, các loại tà khí như: Phong, hàn, thấp, nhiệt xâm phạm vào cân, cơ, xương khớp, kinh lạc làm cho sự vận hành của khí huyết bị tắc lại gây các chứng đau nhức, sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp. Do tuổi già can thận suy yếu hoặc bị bệnh lâu ngày làm cho khí huyết giảm sút dẫn tới thận không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân gây biến dạng teo cơ dính khớp. Y.H.C.T gọi tên là chứng tý.
12:40 03/12/2013
I. ĐẠI CƯƠNG Tăng huyết áp động mạch ở người trưởng thành được xác định khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90mmHg. Y học cổ truyền xếp bệnh tăng huyết áp thuộc phạm vi một số chứng ”huyễn vựng”, ”đầu thống”, ”chính xung”. Huyễn vựng là thuật ngữ y học cổ truyền để mô tả một tình trạng bệnh lý có biểu hiện hoa mắt chóng mặt, choáng váng xây xẩm, chòng chành như ngồi trên thuyền. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân chính gây ra chứng huyễn vựng là do các yếu tố thất tình, ẩm thực bất điều và nội thương hư tổn, ảnh hưởng chính đến các tạng tâm, can, tỳ và thận.
14:55 16/11/2013
Hoàng Đế hỏi : "Ta đã nhận được ý nghĩa của cửu châm nơi phu tử, nhưng ta có xem riêng các phương trị bệnh, ta thấy có khi phải dẫn dắt để được hành khí, hoặc dùng phép án ma, phép cứu chườm, phép châm biếm, uống thuốc, có thể chọn một trong những phép trên, hay là áp dụng tất cả (cho một người bệnh) ?"[1]. Kỳ Bá đáp : "Khi nói chư phương (các phương) là có ý nói đến phương nào đó dùng cho một số người nào đó, không thể dùng tất cho một người"[2].