19:16 04/12/2015
NHĨ MÔN ( Ermén). Huyệt thứ 21 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 21). Tên gọi: Nhĩ ( có nghĩa là tai); Môn ( có nghĩa là cái cổng). Huyệt nằm ngay trước lỗ tai, trên lâm sàng dấu hiệu chủ yếu ở sự rối loạn nơi tai. Do đó mà có tên là Nhĩ môn.
19:32 02/12/2015
NHÂN TRUNG ( Shui gòu). Huyệt thứ 26 thuộc Đốc mạch . Còn có tên khác là Thủy cấu. Tên gọi: Thủy ( có nghĩa là nước); Cấu ( có nghĩa là rãnh). Huyệt nằm trên rãnh nước nên có tên gọi là Thủy cấu.
17:43 30/11/2015
NGŨ KHU ( Wushù - Ou Tchrou). Huyệt thứ 27 thuộc Đởm kinh ( G 27). Tên gọi: Ngũ ( có nghĩa là 5, ở đây nói đến ngũ tạng); Khu ( có nghĩa là then cửa, then chốt, trụ, cái gì đó quan trọng). Huyệt này ở với mức Quan nguyên, dọc theo Đan điền, nơi mà khí ngũ tạng đổ về. Do đó, mà có tên Ngũ khu ( then chốt quan trọng của Ngũ tạng).
18:07 02/11/2015
LƯƠNG MÔN ( Liáng Mén - Leang Menn). Huyệt thứ 21 thuộc Vị kinh ( S 21). Tên gọi: Lương ( nguyên gốc có nghĩa là cái cầu, chỗ ách yếu của sự vật, ở đây nói đến hội chứng " Phục lương"); Môn ( có nghĩa là cái cửa, nơi ra vào). Phục lương là bệnh danh cổ đó là chứng bệnh có hòn khối hoặc túi hơi ở vùng dưới tâm và quanh rốn. Phần lớn do khí huyết kết trệ gây ra. Nếu liên quan với Tâm gọi là Phục lương, liên quan với Tỳ gọi là Bĩ khí, liên quan với Phế gọi là Tức bôn, liên quan với Thận gọi là Bôn đồn, liên quan với Can gọi là Phì khí. Do chứng tích chứa hòn khối hữu hình ở trong vùng bụng ngực. Căn cứ vào bệnh cơ, hình thái và bộ vị chia theo khu vực của ngũ tạng để có năm danh từ trên gọi chung là " Ngũ tích'".. Châm huyệt Lương môn có thể giảm bớt những vấn đè trên như thể mở cửa để xua đuổi sự rối loạn. Do đó mà có tên Lương môn ( cửa thông tích)
18:50 09/09/2015
KIÊN TỈNH ( Jiàn Jing - Tsienn Tsing ). Huyệt thứ 21 thuộc Đởm kinh ( G 21). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai hay cùng vai); Tỉnh ( có nghĩa giếng, nói đến chỗ hõm sâu). Huyệt ở trên vai, dưới nó là khoang ngực trống và sâu như một cái giếng nên gọi là Kiên tỉnh.
17:01 10/10/2014
HẠ LIÊU ( Xià Liao - Sia Tsiao). Huyệt thứ 34 thuộc Bàng quang kinh (B 34). Tên gọi: Hạ ( có nghĩa là ở dưới, ở phía dưới); Liêu ( có nghĩa là kẻ nứt, lỗ trống không trong xương). Xương cùng của cơ thể con người gọi là Liêu cốt. Huyệt này nằm ở lỗ trống không của Túc Thái dương mạch. Huyệt ở trong lỗ cuối cùng, lỗ thứ tư của xương cùng nên gọi là Hạ liêu hay Tứ liêu.
19:59 03/10/2014
GIÁP XA ( Jiáchè - Tsia Tchre). Huyệt thứ 6 thuộc Vị kinh ( S 6). Tên gọi: Giáp ( có nghĩa là mặt bên của mặt hay của hàm dưới. Xa ( có nghĩa là cái xe, hễ cái gì dùng sức xoay vần cho đỡ sức người ta đều gọi là xe ( xa). Ngoài ra " Xa" còn có nghĩa là hàm răng.
07:42 28/05/2014
“ Thiên gia diệu phương” có thể hiểu là “Những bài thuốc hay của đông đảo thầy thuốc” là một cuốn sách giới thiệu nhiều bài thuốc (cổ phương, tân phương, dân gian, gia truyền) dùng chữa những bệnh thường gặp nhưng chữa chạy không dễ dàng…Do đó, ngoài khái niệm và thuật ngữ của y dược học cổ truyền còn có khái niệm và thuật ngữ của y học hiện đại và cả 2 giới y dược cổ truyền và hiện đại đều có thể tìm thấy ở đây những kinh nghiệm bổ ích về y dược. (GS Hoàng Bảo Châu)
16:52 22/04/2014
Các bài thuốc đều sử dụng các dược liệu Bắc Nam quen thuộc không khó kiếm, lại thuyết minh công dụng theo khái niệm của Y học hiện đại về bệnh tật và tàn phế rất thích hợp cho các thầy thuốc nước ta kể cả đông y và tây y nghiên cứu, hành nghề y học cổ truyền và kết hợp đông tây y. Với ý thức coi trọng vốn y học cổ truyền và thắt chặt mối giao lưu hữu nghị giữa các nền y học Việt - Nhật đang đầy triển vọng ra hoa kết quả. Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương đã trân trọng giới thiệu cuốn sách quý này, phổ biến rộng rãi trên Website của Viện.