16:26 03/09/2014
CAO HOANG DU ( Gàohuàngshù). Huyệt thứ 43 thuộc Bàng quang kinh ( B 43). Tên gọi: Cao ( có nghĩa là mỡ, mỡ miếng. Chỗ dưới quả tim cũng gọi là Cao); Hoang ( có nghĩa là chỗ dưới tim trên cách mạc gọi là Hoang. Năng lượng cần cho sự sống được tạo bởi Tâm, Phế. Tâm, Phế liên hệ với Cao hoang, nơi ở giữa tim và cách mạc. Cao và Hoang gặp nhau gần đốt sống ngực thứ tư, nơi đè vào nhau. Huyệt dùng để chữa trị các chứng bệnh do suy nhược trực tiếp với tâm phế, gián tiếp với Tỳ Thận, do đó có tên là Cao hoang.
06:11 18/04/2014
Các bài thuốc đều sử dụng các dược liệu Bắc Nam quen thuộc không khó kiếm, lại thuyết minh công dụng theo khái niệm của Y học hiện đại về bệnh tật và tàn phế rất thích hợp cho các thầy thuốc nước ta kể cả đông y và tây y nghiên cứu, hành nghề y học cổ truyền và kết hợp đông tây y. Với ý thức coi trọng vốn y học cổ truyền và thắt chặt mối giao lưu hữu nghị giữa các nền y học Việt - Nhật đang đầy triển vọng ra hoa kết quả. Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương đã trân trọng giới thiệu cuốn sách quý này, phổ biến rộng rãi trên Website của Viện.
21:33 04/01/2014
THIÊN THỨ TƯ MẠCH, CHỨNG VÀ PHÉP TRỊ BỆNH NGƯỢC ĐIỀU 1 Thầy nói Mạch của chứng ngược (sốt rét) Huyền. Huyền, Sác là nhiệt nhiều, Huyền, Trì là hàn nhiều. Huyền, Tiểu, Khẩn, dùng phép hạ (xổ) đi sẽ bớt. Mạch Huyền, Trì có thể dùng phép ôn. Huyền Khẩn có thể dùng phép phát hãn, châm cứu. Mạch Phù, Đại có thể dùng phép thổ. Mạch Huyền Sác là cảm phải phong tà phát ra. Dùng phương pháp ăn uống và nghỉ ngơi sẽ khỏi.
17:23 26/11/2013
I. ĐẠI CƯƠNG: Cũng như y học hiện đại, khi một bệnh nhân đến điều trị bằng các phương pháp của y học cổ truyền, các thầy thuốc y học cổ truyền cũng phải thứ tự thực hiện các bước như: 1.Thăm khám bệnh nhân: y học cổ truyền gọi là Tứ chẩn. 2. Chẩn đoán bệnh: y học cổ truyền gọi là chẩn đoán Bát Cương, chẩn đoán tạng phủ, chẩn đoán bệnh danh 3. Đề ra phương pháp điều trị: y học cổ truyền gọi là Pháp điều trị.
13:38 16/11/2013
Lôi Công hỏi Hoàng Đế : “Thiên ‘Cấm phục’ có nói, phàm cái lý của việc châm là phải lấy kinh mạch làm đầu, nó có nhiệm vụ doanh cho sự vận hành của khí, nó ‘chế’ để cho khí trở thành ‘độ lượng’; bên trong, nó làm cho khí của ngũ tạng vận hành thành thứ tự, bên ngoài, nó làm cho lục phủ phân biệt nhau. Thần mong được nghe về cái đạo vận hành ấy”[1].
12:28 09/11/2013
Ở Thái Dương mà “nói là”: Yêu thũng, mông đau, là vì tháng giêng, kiến Dần, Dần thuộc Thái dương. Tháng giêng, Dương ra ở trên, nhưng Aâm vẫn còn thịnh. Dương chưa có thể theo đúng thứ tự đề ra. Do đó, sinh ra chứng yêu thũng và mông (tức hao mông) đau [1]. Bệnh thiên hư mà đi (đi lệch), do tháng giêng dương khí đã giải đồng, địa khí tiết ra được rồi. Vậy mà nói là “thiên hử”, là vì khí mùa Đông rét, khí bất túc nên sinh chứng như vậy [2].