Bài 8: ÔN ĐẢM THANG (UN TAN TO)
- Thành phần và phân lượng:
Bán hạ 4 - 6g | Phục linh 4 - 6g |
Sinh khương 3g | Can sinh khương 1 - 2g |
Trần bì 2 - 3g | Trúc nhự 2 - 3g |
Chỉ thực 1 - 2g | Cam thảo 1 - 2g |
Hoàng liên 1g | Toan táo nhân 3g |
Đại táo 2g |
(cũng có trường hợp không có Hoàng liên, Toan táo nhân, Đại táo).
- Cách dùng và lượng dùng: Thang.
- Công dụng: Trị mất ngủ và chứng thần kinh của những người suy nhược vị tràng.
- Giải thích:
+ Theo sách Tam nhân phương và sách Thiên kim phương: có thể xem đây là bài Phục linh tán (Phục linh, Truật, Nhân sâm, Sinh khương, Quất bì, Chỉ thực) bỏ các vị Truật và Nhân sâm, thay vào đó là thêm Bán hạ, Cam thảo, Trúc nhự. Bỏ Truật để thêm Cam thảo cho thấy là mức độ ứ nước trong dạ dày nhẹ hơn bài Phục linh ẩm, và sự có mặt của Bán hạ cho thấy là có nước ở trong thành ngực. Người xưa cho rằng việc ứ đọng thủy ẩm làm cho đởm lạnh và dẫn tới tinh thần bất an.
Ngay trong việc trị chứng mất ngủ do hư phiền thì thuốc này cũng nhằm vào việc trị ứ nước chứ không phải nhằm vào chứng thiếu máu giống như bài Toan táo nhân thang. Bài thuốc này cũng có thể coi là bài Nhị trần thang có sửa đổi.
+ Tham khảo:
Trong phần giải thích dựa vào Tam nhân phương người ta gọi bài thuốc có 9 vị thuốc là bài Ôn đảm thang. Trong các sách Tập phân lượng các vị thuốc, Trǎm mẩu chuyện về đông y, Đông y đại y điển, coi đây là bài Ôn đảm thang có tǎng vị. Còn trong các sách Thực tế ứng dụng, Các bài thuốc đơn giản, coi xuất xứ bài thuốc này là ở Thiên kim phương, bớt đi các vị Hoàng liên, Toan táo nhân và Đại táo.
Bài 6: ÔN KINH THANG (UN KEI TO)
- Thành phần và phân lượng:
Bán hạ 3 - 5g | Mạch môn đông 3 - 10g |
Đương quy 2 - 3g | Xuyên khung 2g |
Nhân sâm 2g | Quế chi 2g |
A giao 2g | Mẫu đơn bì 2g |
Cam thảo 2g | Can sinh khương 1g |
Sinh khương 1 - 2g | Ngô thù du 1 - 3g |
- Cách dùng và lượng dùng: Thang.
- Công dụng: Trị các chứng kinh nguyệt không thuận, kinh nguyệt khó, bạch đới, những chứng bệnh thời kỳ mãn kinh, mất ngủ, bệnh thần kinh, eczema, cước chân, lạnh thắt lưng, cước chân tay ở những người chân tay cảm thấy nóng, môi khô.
- Giải thích:
+ Theo sách Kim quỹ yếu lược thì thành phần các vị thuốc của bài này tương tự với các bài Đương quy kiến trung thang, Khung quy giao ngải thang, Đương quy tứ nghịch gia Ngô thù du, Sinh khương thang, Đương quy thược dược tán, Quế chi phục linh hoàn. Bài thuốc này có tác dụng làm ấm cái hàn trong cơ thể, loại trừ ứ huyết và bồi bổ sức cho thân thể. Đặc biệt, bệnh bạch đới nếu chỉ do nguyên nhân vì lạnh vùng lưng gây ra thì thuốc này rất có hiệu nghiệm, nhưng nếu do vi trùng gây ra thì nên dùng bài Long đảm tả can thang.
+ Các tài liệu tham khảo khác như Thực tế chẩn liệu, Chẩn liệu y điển, Đông y lâm sàng, ... cũng thống nhất về công dụng của bài thuốc này như trên. Ngoài ra nó còn có tác dụng cho những phụ nữ khí huyết hư (nguyên khí suy và thiếu máu), thượng nhiệt hạ hàn, miệng khô, lòng bàn tay nóng khô, phiền nhiệt và các chứng bệnh phụ khoa.
Bài 7: ÔN THANH ẨM (UN SEI IN)
- Thành phần và phân lượng:
Đương quy 3 - 4g | Địa hoàng 3 - 4g |
Thược dược 3 - 4g | Xuyên khung 3 - 4g |
Hoàng liên 1,5 - 2g | Hoàng cầm 1,5 - 3g |
Sơn chi tử 1,5 - 2g | Hoàng bá 1,5 - 2g |
- Cách dùng và lượng dùng: Thang.
- Công dụng: Dùng trị các chứng kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt khó, các chứng về đường kinh, bệnh mãn kinh và chứng thần kinh ở những người da xỉn và chóng mặt do nhiệt dồn lên đầu.
- Giải thích:
+ Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: bài thuốc này kết hợp bài Tứ vật thang và Hoàng liên giải độc thang, dùng cái ôn của Tứ vật thang để làm máu lưu thông và dùng cái thanh của Hoàng liên giải độc thang để giải huyết nhiệt và loại trừ ứ huyết. Cho nên người ta đặt tên bài thuốc này là Ôn thanh ẩm.
Thuốc dùng cho những người về thể chất thì da có màu xám đen hoặc xám vàng giống như màu giấy quét nước cây và có chiều hướng khô da, về bệnh trạng thì ngứa, mệt mỏi hoặc viêm loét niêm mạc và có chiều hướng máu dồn lên đầu và xuất huyết.
+ Theo nhiều tài liệu tham khảo như Chẩn liệu y điển, Thực tế trị liệu, Thực tế ứng dụng, v.v...bài thuốc này dùng trị: thiếu máu, xuất huyết tử cung, kinh nguyệt ra nhiều, viêm loét đường tiêu hóa chảy máu, viêm bàng quang, phù thũng, lao thận, suy gan, các bệnh da (viêm da, eczema, mày đay, trứng cá) và các bệnh thần kinh, huyết áp cao.
Bài 184: PHÂN TIÊU THANG (BUN SHO TO)
- Thành phần và phân lượng:
Truật 2,5 - 6g | Phục linh 2,5 - 3g |
Trần bì 2g | Hậu phác 1 - 2g |
Hương phụ tử 2g | Trư linh 1 - 3g |
Trạch tả 2 - 4g | Chỉ thực 1g |
Đại phúc bì 1g | Súc sa 1 - 2g |
Mộc hương 1g | Sinh khương 1g |
Đǎng tâm thảo 1 - 2g |
Lưu ý: không dùng chỉ xác.
- Cách dùng và lượng dùng: Thang.
- Công dụng: Dùng cho những người bị phù thũng, đái ít.
- Giải thích:
+ Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Đây là bài thuốc kết hợp Bình vị tán với Tứ linh thang và thêm Chỉ thực, Hương phụ tử, Đại phúc bì, Súc sa, Mộc hương, Đǎng tâm thảo. Bài thuốc này được dùng khi bị cổ trướng, bụng báng nước, phù thũng toàn thân. Phù thũng ở đây có đặc điểm là chỗ lõm bị ấn dễ trở lại trạng thái ban đầu (thực chứng). Đối với chứng phù thũng do viêm thận gây ra thì nên bỏ Sinh khương.
Bài thuốc này dùng cho những người hơi hư chứng, ứ nước nặng biểu hiện chủ yếu là cổ trướng và bụng báng nước.
+ Theo Thực tế chẩn liệu: Nhìn chung thuốc được dùng vào giai đoạn đầu của chứng cổ trướng, bụng báng nước trong các trường hợp thực chứng. Đối tượng của bài thuốc là vùng bụng trên bị đầy, cứng, tiểu tiện giảm, có chiều hướng bí đại tiện, và những người đầy bụng, ǎn xong cảm thấy đầy tức, ợ hơi, ợ chua, ǎn vào một chút đã thấy tức bụng rất khó chịu.
+ Theo Trị liệu theo triệu chứng và các tài liệu tham khảo khác: Đây là bài thuốc dùng trị các chứng thực thũng. Wada coi những người do thủy thũng mà dưới tim bị đầy tức, lượng tiểu tiện giảm, nếu dùng tay ấn lõm xuống nhưng khi buông tay ra thì vết lõm đó trở lại vị trí ban đầu, mạch trầm thực là thực thũng. Những người bị thực thũng có thể dùng bài Phân tiêu thang. Bài Phân tiêu thang này cũng còn được dùng trị chứng bụng báng nước.
Bài thuốc này dùng cho những người bị phù thũng, bụng báng nước, phần bụng trên bị đầy tức, nước giải hơi vàng, có chiều hướng bí đại tiện, bụng cǎng nước, chỗ ấn lõm khi buông tay ra trở lại vị trí cũ, ǎn xong bụng cǎng, ợ hơi, ợ chua, mới ǎn một chút đã thấy tức bụng rất khó chịu. Cả những người bị chứng phù ấn tay vào vết lõm không trở lại vị trí ban đầu và xem có vẽ như hư phù, nhưng xem mạch và các triệu chứng khác nếu có triệu chứng của thực phù thì dùng bài thuốc này cũng được. Cũng có những trường hợp tưởng là hư phù nhưng thực ra lại là thực phù.
Bài 186: PHÒNG KỶ HOÀNG KỲ THANG (BO I O GI TO)
- Thành phần và phân lượng:
Phòng kỷ 4 - 5g | Hoàng kỳ 5g |
Bạch truật 3,5g | Sinh khương 3g |
Đại táo 3 - 4g | Cam thảo 1,5 - 2g |
- Cách dùng và lượng dùng: Thang.
- Công dụng: Trị các chứng béo bệu (bệu nước, cơ nhão), đau khớp và phù thũng ở những người da trắng bủng, dễ mệt mỏi và có chiều hướng dễ đổ mồ hôi.
- Giải thích:
+ Theo sách Kim quỹ yếu lược: Thuốc dùng cho những người bị các chứng do thận yếu gây ra như biểu hư, hạ tiêu hư, bị thủy độc đình trệ ở bề mặt cơ thể, khí huyết không lưu thông được đến hạ chi, những người chứng lạnh trào lên trên và đổ mồ hôi, bệu nước, ở khớp cũng bị phù kèm theo đau. Ngoài Phòng kỷ và Hoàng kỳ là chủ dược, bài thuốc còn thêm cả thuốc lợi tiểu là Truật, bởi vì bài tiết kém và tiểu tiện ít cho nên cần phải làm cho lợi tiểu hơn và giảm đau đi liền với phù thũng và đổ mồ hôi. Là dương chứng và chân lạnh, cho nên mạch phù, nhưng phù nhược sác.
+ Theo Thực tế chẩn liệu: Thuốc dùng cho những người da trắng bủng, bệu nước, nhão, dễ mệt và đổ nhiều mồ hôi. Thuốc còn được dùng cho những người chân phù, viêm khớp đầm gối, chứng phát phì, viêm khớp, lở loét chân, thông kinh. Mạch phần nhiều là phù nhược. Chứng bệnh béo trên thường xuất hiện nhiều ở những người phụ nữ giàu có.
+ Theo Giải thích các bài thuốc chủ yếu hậu thế: Thuốc dùng cho những người có thủy độc ở thể biểu, vả lại biểu hư, khí huyết không lưu thông đến chân tay, với các chứng sau:
(1) Sau khi bị cảm mạo, da nhão, nhiệt không dứt, ghê gió, đổ mồ hôi liên tục, đau đầu, người đau, tiểu tiện kém.
(2) Viêm thận, hư thận, viêm thận khi có thai, bìu phù nề.
(3) Mụn, nhọt, viêm cơ, viêm xương chân, viêm khớp đầu gối và ngón chân, lở loét, phù thũng.
(4) Những người bị béo bệu, cơ nhão.
(5) Các bệnh da, bệnh mày đay, ra mồ hôi nhiều, hôi nách.
(6) Chứng lạnh, khí uất, kinh nguyệt thất thường.
(7) Viêm khớp đầu gối dạng biến hình.
+ Theo Thực tế chẩn liệu: Đối tượng sử dụng của bài thuốc này là những người có chiều hướng bị béo bệu, cơ nhão, dễ mệt mỏi. Bài thuốc cũng có hiệu quả rõ rệt đối với chứng viêm khớp biến hình thuốc cũng được dùng trong trường hợp nước tụ ở khớp đầu gối, khi bị viêm khớp dạng thấp khớp. Thuốc rất có hiệu nghiệm đối với những người nửa dưới thân bị phù thũng nhiều, chân nặng.
Bài 187: PHÒNG KỶ PHỤC LINH THANG (BO I BUKU RYO TO)
- Thành phần và phân lượng:
Phòng kỷ 2,4 - 3g | Hoàng kỳ 2,4 - 3g |
Quế chi 2,4 - 3g | Phục linh 4 - 6g |
Cam thảo 1,5 - 2g |
- Cách dùng và lượng dùng: Thang.
- Công dụng: Trị các chứng đau và tê chân tay, phù thũng và chóng mặt ở những người chân tay bị phù thũng và có chiều hướng dễ bị lạnh.
- Giải thích:
+ Theo sách Kim quỹ yếu lược: Là bài thuốc tương tự bài Phòng kỷ hoàng kỳ thang, đây là bài thuốc chữa phù thũng. Thuốc dùng cho những người có thể chất hư trạng, bệu nước thoát nước kém, nước bị ứ dưới da, biểu và hạ tiêu hư, khí huyết dưới chân bị trì trệ cho nên sinh ra các chứng phù thũng, đau đớn, lạnh, tê.
+ Phương hàm loại tụ viết: "Bài thuốc này dùng cho những người da mọng nước, toàn thân béo phì, khó vận động. Đối với những người bụng bị trướng cǎng nước, xem ra thì không có nhuận trạch, da khô, đó là do dương khí bị thoát , những người đó khi dùng thuốc này cho thêm Phụ tử sẽ có hiệu nghiệm rõ rệt".
+ Theo Giải thích các bài thuốc và các tài liệu tham khảo khác: Đối tượng của bài thuốc này là âm chứng, chân tay phù thũng, thượng xung, đau đớn, hoặc bị liệt, người cảm thấy lạnh và thiếu máu.
+ Sách Vật ngộ phương hàm khẩu quyết viết: "Bài thuốc này dùng chủ yếu cho chứng phù nước dưới da, tương tự như trong bài Phòng kỷ hoàng kỳ thang. Nhưng, bài này bỏ Truật lại thêm Quế chi và Phục linh, cho nên càng có tác dụng với bệnh da. Bài này cũng sẽ rất hiệu nghiệm đối với những người toàn thân béo phì khó vận động, chân tay phù thũng mà trước đã dùng Linh quế, Truật cam, Chân vũ hoặc tưởng nhầm là bệnh đờm mà cho dùng thuốc dẫn đờm nhưng vẫn không có hiệu nghiệm, hoặc những người ỉa chảy kéo dài nhưng dùng thuốc ỉa chảy vẫn không dứt, dùng bài thuốc này cũng có khi khỏi. Những triệu chứng phức tạp ở da như chân tay phù thũng, trong tổ chức da mọng nước, cơ chân tay bị co dưới dạng co thắt (do nước bị nén) là những chỉ định của bài thuốc Phòng kỷ phục linh thang.
Bài 188: PHÒNG PHONG THÔNG THÁNH TÁN (BO FU TSU SHO SAN)
- Thành phần và phân lượng:
Đương quy 1.2g | Thược dược 1.2g |
Xuyên khung 1.2g | Sơn chi tử 1.2g |
Liên kiều 1.2g | Bạc hà diệp 1.2g |
Sinh khương 1.2g | Kinh giới 1.2g |
Phòng phong 1.2g | Hoàng ma 1.2g |
Đại hoàng 1.5g | Mang tiêu 1 .5g |
Bạch truật 2.0g | Cát cánh 2.0g |
Hoàng cầm 2.0g | Cam thảo 2.0g |
Thạch cao 2 - 3g | Hoạt thạch 3 - 5g |
- Cách dùng và lượng dùng: Về nguyên tắc là thang.
- Công dụng: Trị các chứng kèm theo của bệnh tǎng huyết áp (tim đập mạnh, đau tê vai, thượng xung), chứng phát phì, phù thũng và bí đại tiện ở những người bụng dày mỡ, hay bí đại tiện.
- Giải thích:
+ Theo phần Trúng phong trong Tuyên minh luận: Phòng phong thông thánh tán trị các chứng trúng phong, các dạng phong nhiệt, bí đại tiện, nước giải đỏ và buốt, lở đầu lở mặt v.v...
Bài thuốc được giải thích: Các vị Đại hoàng, Mang tiêu và Cam thảo có tác dụng loại các thức ǎn có trong vị tràng như trong Điều vị thừa khí thang, Phòng phong và Hoàng ma có tác dụng làm cho da mở để phát tán tà bệnh; Cát cách, Sơn chi tử và Liên kiều có tác dụng giải độc tiêu viêm; Kinh giới và Bạc hà diệp thanh giải nhiệt ở phần đầu; Bạch truật cùng với Hoạt thạch có tác dụng bài tiết các loại thủy độc trong cơ thể ra ngoài theo đường thận và bàng quang, Hoàng cầm và Thạch cao có tác dụng tiêu viêm và trấn tĩnh; Đương quy, Thược dược và Xuyên khung có tác dụng điều chỉnh sự lưu thông của máu. Những người có thể chất như vậy thì máu thiên về tính acid và bài thuốc này có tác dụng kiềm hóa máu.
+ Theo Chẩn liệu y điển: Thuốc hay dùng nhất cho những người phát phì có thể chất trúng phong thực chứng. Thuốc cũng có thể dùng cho những người vùng bụng quanh rốn đầy cǎng như chiếc trống. Thuốc không được dùng cho những người dù tǎng huyết áp đến đâu đi nữa nhưng lại gầy, mặt xanh xao, cơ bụng không bị co thắt và rất chùng. Thuốc cũng kiêng đối với những người uống thuốc vào ǎn uống thấy kém ngon hoặc bị đi ỉa chảy.
+ Theo Thực tế ứng dụng: Bài thuốc này phần nhiều dùng cho những người có thể chất béo dễ bị trúng phong. Thuốc có tác dụng bài tiết và giải độc các loại độc bằng các cho tháo mồ hôi, qua đường tiểu tiện và đại tiện các loại thức ǎn và nước uống bị ứ đọng trong cơ thể biến chứng thành các bệnh khác. Bài thuốc này đước ứng dụng chữa các chứng thể chất phát phì, bí đại tiện thường xuyên, cao huyết áp, ngǎn ngừa bị trúng phong, và các chứng tràn máu não, lở đầu, chứng viêm quầng, rụng tóc, đái đường.
Bài 180: PHỤC LINH ẨM (BUKU RYO IN)
- Thành phần và phân lượng:
Phục linh 5g | Truật 4g |
Nhân sâm 3g | Sinh khương 1 - 3g |
Trần bì 3g | Chỉ thực 1 - 2g |
- Cách dùng và lượng dùng: Thang.
- Công dụng: Trị các chứng viêm dạ dày, mất trương lực dạ dày, ứ nước ở những người buồn nôn, ợ nóng và lượng tiểu tiện giảm.
Bài thuốc này thêm 4 - 5g Bán hạ thì thành Phục linh ẩm gia bán hạ.
- Giải thích:
+ Theo Kim quỹ yếu lược: Đây là bài Nhân sâm thang bỏ Cam thảo, thêm Trần bì (Quất bì), Chỉ thực và Sinh khương. Người ta cũng có thể coi đây là bài thuốc kết hợp giữa Quất bì chỉ thực sinh khương thang (trị chứng đầy tức vùng dạ dày và nôn mửa) với bài Tứ quân tử thang. Thuốc này dùng cho những người bị ói dịch vị. Bài Phục linh ẩm gia bán hạ dùng cho những người bị ợ nóng và ợ hơi thức ǎn nhiều hơn bài Phục linh ẩm.
+ Theo Chẩn liệu y điển: Bài thuốc này có tác dụng loại nước ứ trong dạ dày và tiêu hơi sung mãn, cho nên bài thuốc này được dùng để trị các chứng viêm dạ dày, mất trương lực dạ dày và giãn dạ dày, v.v... Những người bị hơi sung mãn trong dạ dày khiến cho không thể ǎn uống được thì dùng bài thuốc này. Những người đó cũng có khi có các triệu chứng ợ hơi thức ǎn, buồn nôn, và ợ nóng. Những người dùng bài thuốc này bụng trên thường bị đầy cứng và là những người thực chứng hơn ở bài Nhân sâm thang.
+ Theo Trị liệu theo triệu chứng: Bài thuốc này dùng trong trường hợp có hơi sung mãn trong dạ dày khiến cho không thể ǎn uống được, là không muốn ǎn. Trường hợp bị nặng thì ngực đầy cǎng khiến cho thậm chí không thể nằm được. So với các chứng trong Tứ quân tử thang và Lục quân tử thang, thì bụng của bệnh nhân dùng bài thuốc này có lực hơn, cǎng hơn, ợ ra hơi thức ǎn và nước ói ngược ra miệng. Trong những trường hợp như vậy thì dùng bài thuốc này.
+ Theo Các bài thuốc đơn giản: Bài thuốc này dùng để trị chứng đờm ẩm ở phần bụng trên, khí huyết cấp. Những người bị chứng này, đờm và nước ứ lại ở bụng trên, bị ói nước, hoặc bụng đầy không thể ǎn uống được, được gọi là chứng đàm ẩm. Những người bị ói nước là do khí huyết cấp. Chứng này gần giống chứng của bài Phục linh trạch tả thang, nhưng hơi khác ở chỗ là bị ói nước nhưng không khát, bụng trên đầy tức và đau, nhưng bụng giữa không đau.
+ Theo Tọa đàm nhập môn đông y: Odai tiên sinh viết: "Thuốc dùng để trị các chứng ợ chua, sôi bụng, đầy cứng ở vùng bụng trên, tiểu tiện bất lợi, hoặc đau ngực. Trị cho những người sáng nào cũng bị buồn nôn, ói nước chua hoặc đờm rãi. Thuốc cũng dùng cho những người già khổ sở vì chứng đàm ẩm, đầy tức ở vùng bụng trên, ǎn uống không tiêu, dễ ỉa chảy. Hoặc dùng cho những đứa trẻ bú sữa không tiêu trớ không ngừng, ho gà, bụng trên đầy tức, bị ói nặng. Dùng thêm với Bán hạ sẽ rất hiệu nghiệm".
Bài 181: PHỤC LINH ẨM HỢP BÁN HẠ HẬU PHÁC THANG (BUKU RYO IN GO HAN GE KO BOKU TO)
- Thành phần và phân lượng:
Phục linh 5g | Truật 4g |
Nhân sâm 3g | Sinh khương 3 - 4g |
Trần bì 3g | Chỉ thực 1 - 2g |
Bán hạ 5 - 6g | Hậu phác 3g |
Tử tô diệp 2g |
- Cách dùng và lượng dùng: Thang.
Cho 6 vị Phục linh, Nhân sâm, Bạch truật, Chỉ thực, Quất bì và Sinh khương vào sắc với 6 bát nước, lấy 1,8 bát, chia uống làm 3 lần khi thuốc còn nóng, cách nhau một khoảng thời gian để người đi bộ đi được 5-6 km.
- Công dụng: Trị các chứng thần kinh bất an, viêm dạ dày do thần kinh, chứng lưu ẩm, viêm dạ dày ở những người tâm trạng bức bối khó chịu, họng và thực quản như có dị vật chẹn lại, đôi khi tim đập mạnh, chóng mặt, buồn nôn, ợ nóng, lượng tiểu tiện giảm.
- Giải thích:
+ Theo sách Bản triều kinh nghiệm phương:
Phần Trị liệu thủy khí thuộc chương Mạch chứng và trị liệu chứng đàm ẩm và ho trong sách Kim quỹ yếu lược được truyền đến các đời sau đã nêu các chứng của bài Phục linh ẩm của sách Ngoại đài bí phương: "người đờm, nước đọng tích tụ trong ngực, sau khi bị nôn mửa thì khí tràn đầy các khoảng trống trong ngực khiến cho ngực bị đầy không thể ǎn uống được".
Trong mục Các bệnh vặt của phụ nữ và trị liệu các bệnh đó trong chương Phụ nữ tạp bệnh dự trữ liệu, cũng trong cuốn Kim quỹ yếu lược lại nêu những chứng của bài Bán hạ hậu phác thang và nói rằng: "Những người phụ nữ cảm thấy như có cục thịt nướng chẹn trong họng thì dùng bài thuốc này". Phục linh ẩm bán hạ hậu phác thang là bài thuốc kết hợp hai bài thuốc này.
+ Theo Chẩn liệu y điển: Thuốc dùng trị các chứng viêm dạ dày, sa dạ dày, mất trương lực dạ dày, chứng thần kinh, bệnh về đường kinh nguyệt, hen phế quản, viêm phế quản, ho gà, ốm nghén ở những người vị tràng yếu, dạ dày bị đầy hơi, bụng đầy trướng và do đó không muốn ǎn.
+ Theo Tập các bài thuốc đông y: Thuốc dùng cho những người bị đàm ẩm, suy nhược thần kinh dạ dày, hẹp thực quản do thần kinh, các chứng của thời kỳ mãn kinh, hysteria, bệnh Basedow, viêm phế quản cấp và mạn tính, phù thũng thực quản, phù thũng thanh môn, phù bìu.
Bài 182: PHỤC LINH TRẠCH TẢ THANG (BUKU RYO TAKU SHA TO)
- Thành phần và phân lượng:
Phục linh 4g | Trạch tả 4g |
Truật 3g | Quế chi 2g |
Sinh khương 3 - 5g | Cam thảo 1,5g |
(chỉ được dùng Sinh khương), .
- Cách dùng và lượng dùng: Thang.
- Công dụng: Trị các chứng viêm dạ dày, sa dạ dày ở những người bị nôn và cảm thấy khát.
- Giải thích:
+ Theo sách Kim quỹ yếu lược: Bài thuốc này được coi là bài Linh quế truật cam thang được bổ sung, hoặc bài Ngũ linh tán bỏ Trư linh, thêm Cam thảo và Sinh khương, người ta dễ lẫn bài thuốc này với các bài Trạch tả thang, Linh quế truật cam thang, Ngũ linh tán, Phục linh cam thảo thang v.v... Bài thuốc này dùng cho những người bị nôn mửa, cổ khô và tiểu tiện ít, còn triệu chứng của những người dùng Ngũ linh tán là thức ǎn vào bị ói ra ngay lập tức.
+ Theo Chẩn liệu y điển: Đây là bài Ngũ linh tán bỏ Trư linh mà thay vào đó là Cam thảo và Sinh khương. Cả hai bài thuốc đều trị chung một chứng là miệng khát, lượng tiểu tiện giảm, nôn mửa, nhưng tình trạng nôn mửa của hai bài thuốc khác nhau. Nôn mửa mà người ta thường gọi là ói nước trong bài Ngũ linh tán có đặc điểm là khát nước, uống vào lại ói ra ngay, còn trong Phục linh trạch tả thang thì miệng khát nước, nhưng uống vào hiếm khi bị ói ra ngay mà có một khoảng cách giữa ǎn vào với ói ra, chẳng hạn ǎn vào buổi sáng thì buổi chiều mới bị ói. Do đó, trong khi nôn mửa ở bài Ngũ linh tán diễn ra nhiều lần thì nôn mửa trong bài Phục linh trạch tả thang phần nhiều ngày chỉ nôn 1-2 lần.
+ Theo Thực tế ứng dụng: Thuốc dùng cho những người bị ứ nước trong dạ dày, buồn nôn, sau khi ǎn một thời gian thì bị nôn mửa, khát nước. Thỉnh thoảng có hiện tượng thượng xung, đau đầu, váng đầu, chóng mặt, nhịp tim tǎng vọt, lượng tiểu tiện giảm. Bụng toàn thể phần nhiều là mềm nhão, có tiếng mước óc ách ở vùng bụng trên.
+ Theo Giải thích các bài thuốc cổ quan trọng: Thuốc này trị chứng vùng bụng trên có tiếng đập thổn thức, tiểu tiện bất lợi, thượng xung, nôn, khát nước, uống nước nhiều. Sách Y thánh phương cách viết: "Thuốc này dùng cho những người bị nôn không dứt, khát nước, uống nước nhiều. Những người phát sốt, đổ mồ hôi đầu, chóng mặt, tiểu tiện bất lợi thì phải dùng bài Phục linh trạch tả thang".
Bài 183: PHỤC LONG CAN THANG (BUKU RYU KAN TO)
- Thành phần và phân lượng:
Phục long can (Đất lòng bếp) 4 - 10g | Bán hạ 5 - 8g |
Sinh khương 5 - 8g | Phục linh 3 - 5g |
- Cách dùng và lượng dùng: Thang.
+ Theo Thực tế chẩn liệu: Cho 2 bát nước vào 4g Phục long can quấy kỹ, chờ cho lắng, lọc lấy 1,5 bát cho vào sắc với Tiểu bán hạ gia phục linh thang.
+ Theo Chẩn liệu y điển: Cho 60 ml nước vào 4g Phục long can quấy kỹ, chờ cho lắng, lọc lấy 500 ml cho vào sắc với Tiểu bán hạ gia phục linh thang. Để tiện lợi, người ta có thể cho 4g Phục long can vào sắc chung với Tiểu bán hạ gia phục linh thang. Thuốc uống lúc nguội.
- Công dụng: Trị các chứng buồn nôn, nôn mửa, ốm nghén.
- Giải thích:
+ Thuốc gia truyền nhà Asada. Trong sách này đã nêu ra rất nhiều bài thuốc chữa nôn, chẳng hạn như Ngũ linh tán, Sinh khương tả tâm thang, Bán hạ tả tâm thang, Cam thảo tả tâm thang, Can khương nhân sâm bán hạ hoàn, Tiểu bán hạ gia phục linh thang, Ngô thù du thang. Đối với những người bị chứng nôn nặng và dai dẳng, nhât là nôn trong thời gian có thai (ốm nghén), dùng những bài thuốc nói trên cũng có người không khỏi. Bài thuốc này là bài thuốc theo kinh nghiệm của Nhật Bản (chiết trung pháp) thích hợp với những người bị chứng nôn này mà gia đình danh y Asada rất thường dùng. Bài thuốc này dùng khi bị buồn nôn và nôn dữ hơn trong bài Tiểu bán hạ gia phục linh thang, có chứng viêm hoặc các bệnh về huyết. Bài thuốc này có thêm vị Phục long can (hoàng thổ). Phục long can là một vị thuốc đông y bào chế bằng cách gia nhiệt hoàng thổ của Trung Quốc (loại đất sét chứa ôxít sắt ở vùng bàng thổ thuộc phía bắc Trung Quốc), ở Nhật Bản người ta bào chế bằng cách gia nhiệt loại đất sét đỏ, cho nên các thầy thuốc đông y xưa nay rất ưa dùng đất do đun nhiều lâu ngày bị khô. Trong thời đại điện khí hóa ngày nay, khó có thể kiếm được những chiếc đầu rau như vậy, cho nên người ta hay dùng những bếp điện bằng gốm đã được dùng lâu, qua lửa nhiều. Trước hết người ta nghiền tơi hoàng thổ, cho nước vào ngâm một thời gian rồi lọc lấy nước đem sắc với các vị thuốc sống của bài Tiểu bán hạ gia phục linh thang, hoặc cho khoảng 10g Hoàng thổ vào sắc đồng thời với các vị thuốc sống của bài Tiểu bán hạ gia phục linh thang, nhưng nên dùng theo cách trên. Bài thuốc này uống nguội, những người bị nôn nặng không giữ lại trong bụng cái gì thì tránh uống trong 1 lúc lượng thuốc 1 lần mà chia làm nhiều lần, thậm chí hàng chục lần để uống và tǎng dần khối lượng, và cuối cùng có thể uống cả lượng uống mỗi lần trong 1 lúc, chứng nôn này sẽ dần dần dịu xuống. Sinh khương ở trong phần lượng dùng là Sinh khương vắt, nếu dùng Can sinh khương thì dùng 1/3 khối lượng này.
+ Theo Thực tế chẩn liệu, Chẩn liệu y điển: Thuốc dùng trị chứng ốm nghén nặng, dùng Tiểu bán hạ gia phục linh thang không có hiệu quả.
Tác giả bài viết: Thiếu Phúc sưu tầm
Nguồn tin: Viện thông tin thư viện y học trung ương