KIÊN TỈNH

Thứ tư - 09/09/2015 18:50

.

.
KIÊN TỈNH ( Jiàn Jing - Tsienn Tsing ). Huyệt thứ 21 thuộc Đởm kinh ( G 21). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai hay cùng vai); Tỉnh ( có nghĩa giếng, nói đến chỗ hõm sâu). Huyệt ở trên vai, dưới nó là khoang ngực trống và sâu như một cái giếng nên gọi là Kiên tỉnh.

KIÊN TỈNH

( Hội của kinh Thiếu dương ở tay, chân với kinh Dương minh ở chân và mạch Dương duy)

Vị trí: - Ở chỗ lõm trên vai. Trên Khuyết bồn, trước xương to 1,5 tấc. Lấy 3 ngón tay ấn vào thì huyệt ở vào chỗ lõm dưới ngón giữa (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

- Lấy ở điểm gặp nhau của đường thẳng ngang qua núm vú với đường ngang nối huyệt Đại chùy với điểm cao nhất của đầu ngoài xương đòn, ấn vào có cảm giác ê tức.

Giải phẫu: Dưới da là cơ thang, cơ trên sống và cơ góc. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh dây thần kinh cổ 2, nhánh của dây thần kinh trên vai. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C4.

Tác dụng:
     - Tại chỗ: Đau cứng cổ gáy, đau vai lưng trên.

     - Theo kinh: Đau đầu, đau tay không giơ lên được, thiếu sữa, tắc tia sữa, đau vú.

     - Toàn thân: Trúng phong.

Cách châm cứu: Châm 0,4-0,6 tấc. Cứu 5-15 phút.

Chú ý: Không châm sâu vì có thể làm tổn thương phổi.
 

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây