34 công thức huyệt thường dùng:Nội quan, Tam Âm giao

Thứ tư - 27/11/2013 19:09
NHÓM THỨ 16
a) Phối huyệt: Nội quan, Tam Âm giao
b) Hiệu năng: làm khoan khoái vùng ngực, làm lợi được khí ngăn vùng hoành cách, tư Âm, dưỡng huyết.
c) Chủ trị: trị các chứng lao tổn, Âm hư, ví dụ như Vị bị chứng phát nhiệt, mồ hôi trộm (đạo hạn) ho khan, thất huyết, sốt cao, mất ngủ, phụ nữ nguyệt kinh bị bế tắc, nam tử bị di tinh, muốn ăn nhưng ăn không ngon, ngực đầy bụng trướng, Tâm hung phiền muộn…
d) Phép châm và cứu: châm Nội quan sâu từ 3 đến 5 phân, tiên bổ hậu tả, không cứu. Châm Tam Âm giao sâu 5 đến 8 phân, tiên bổ hậu tả, sau khi châm, cứu 5 tráng, lưu kim 10 đến 12 phút.
e) Phép gia giảm: khi bị ho khan nặng, châm thêm Thái uyên, sâu 3 phân, bổ. Nếu bị thất huyết châm thêm Cách du, sâu 2 phân, bổ. Nếu bị đạo hạn nặng châm thêm Phục lưu sâu 3 phân, bổ. Hợp cốc sâu 8 phân tả. Nếu bị di tinh, châm thêm Thái khê, sâu 3 phân, bổ, Thận du sâu 3 phân.
f) Giải phương: Nội quan là huyệt lạc của kinh Thủ Quyết âm Tâm bào lạc, tách biệt đi theo kinh Thủ Thiếu dương Tam tiêu, nó lại là huyệt thuộc Âm duy trong bát mạch. Âm mạch trong Thủ Túc Tam Âm kinh và Âm mạch trong kỳ kinh bát mạch, tất cả đều phải lấy Âm duy mạch để làm vai trò quan hệ và duy trì nhau, nó mang tác dụng trong việc trị liệu một cách chính thể. Các đường kinh của Thủ Tam Âm đi từ ngực chạy ra đến tay, các đường kinh của Túc Tam Âm chân đến ngực. Cho nên, Nội quan có thể trị được các tật bệnh thuộc vùng ngực và Tâm, ta gọi nó là yếu huyệt của vùng Tâm ngực, nó có đặc tính làm thư thái vùng ngực, làm lợi cho hoành cách, hành khí tan uất. Phối nó với Tam Âm giao, chúng có thể tư Âm dưỡng huyết, kiện Tỳ, ích Vị. Nó hợp lại sẽ làm giao tế được Thuỷ Hoả, bình hành được Âm Dương. Huyệt Thái uyên là huyệt Nguyên của Phế, thuộc Thổ. Châm Thái uyên là để bồi Thổ sinh Kim. Huyệt Cách du là hội huyệt của huyết, thống trị mọi chứng về huyết trị về hạn. Các huyệt Thận du và Thái khê làm tư Âm bổ Thận.
g) Ghi chú: phép phối huyệt này có khả năng cao làm cho Thủy Hoả (Khảm Ly) giao tế (ký tế). Các chứng về lao tổn, đa số là do ở cuộc sống túng dục làm thương đến tinh khí, làm cho Thận tinh bị hư tổn: Thuỷ không còn hàn (nuôi, sinh) Mộc, tướng Hoả sẽ vọng động để viêm lên trên. Thế là Quân Hoả và Tướng Hỏa hợp lại hình (phạt) Phế Kim. Khi Phế Kim bị đốt nóng, nó sẽ mất đi chức năng làm thanh nhuận cho bên dưới. Thế là Kim không sinh được Thủy, do đó Thuỷ mất đi nguồn cung cấp ở nguồn bên trên, dĩ nhiên vùng hạ lưu sẽ bị khô kiệt. Nói khác đi, nếu Khảm và Ly không còn “tương tế” nhau nữa, Thủy Hoả không còn “ký tế” nhau nữa, tức là Khảm Thủy không còn dâng tràn lên để chế Hoả, Ly Hỏa càng bừng lên không còn đi xuống để chứng Thủy, Âm Dương không còn duy trì quan hệ với nhau, như vậy là chứng Âm hư lao tổn sẽ thành.
Do đó, các chứng thượng thịnh, hạ hư, thượng nhiệt hạ hàn, đau nhức xương, thắt lưng bị đau buốt, di tinh, sốt mất ngủ, mồ hôi trộm, ho khan tăng huyết, con gái bị bế kinh, Tâm hồi hộp…Thủ Tam Âm giao để tư bổ Thận thủy; thủ Nội quan là để bổ Tâm Âm và làm giáng Hoả. Tâm Thận được tương giao, quan hỏa giáng xuống, tướng hoả tiềm phục, Phế kim được giải khốn; bệnh sẽ giảm dần. Vì thế 2 huyệt này có khả năng làm Thuỷ Hoả giao tế, khi lâm sàng gặp bệnh, chúng ta sẽ tuỳ theo chứng mà phối thêm huyệt khác, hiệu quả trị liệu sẽ rất cao, đặc biệt là các tật bệnh thuộc phụ khoa.

Nguồn tin: sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây