34 công thức huyệt thường dùng:Thần khuyết, Khí hải, Thiên xu, Thủy phân.

Thứ tư - 27/11/2013 21:56
NHÓM THỨ 33
a) Phối huyệt: Thần khuyết, Khí hải, Thiên xu, Thủy phân.
b) Hiệu năng: làm ấm vùng rốn và làm tán hàn, hồi Dương, ích khí...
c) Chủ trị: trị các chứng hạ nguyên hư hàn, rốn và bụng bị lạnh, đau, hoắc loạn, thổ tả, trúng Phong, trúng đàm, đàm quyết, tiểu nhi kinh phong…
d) Phép châm và cứu : châm Khí hải sâu 5 phân, bổ, sâu khi châm cư 15 đến 20 tráng. Thần khuyết, cấm châm; chỉ cứu thôi, cứu cho đến chừng nào bệnh nhân hồi Dương mới thôi. Thủy phân không châm, cứu 15 đến 25 tráng. Thiên xu không châm, cứu 15 đến 25 tráng. Cứu bằng ngãi cứu cách gừng.
e) Phép gia giảm: nếu bệnh nhân bị ói nặng, châm thêm Trung hoãn, sâu 5 phân, cứu 5 tráng, châm thêm Thiên đột, sâu 2 phân, cứu 3 tráng. Khi nào đau bụng, ẩu thổ do khí trệ thì châm Tam tiêu du, sâu 3 phân, tiên tả hậu bổ, sau khi châm, cứu 1 tráng, châm Quan nguyên sâu 5 phân, tiên tả hậu bổ, cứu 3 tráng.
f) Giải phương : 5 huyệt này còn gọi là Mai hoa huyệt vùng bụng. Thần khuyết thuộc Nhâm mạch, có thể thông với tạng trong việc cấp cứu hồi Dương. Thiên xu thuộc kinh Túc Dương minh Vị, là mộ huyệt của Đại trương, nó hóa chất cặn bã phân lợi thanh trọc. Khí hài là “biển của Nguyên khí”, bổ Thận hồi Dương. Thủy phân thuộc Nhâm mạch, kiện Tỳ lợi Thấp, phân lợi thủy cốc. 5 huyệt phối nhau thành tá sứ, có khả năng kiện Tỳ, dứt bệnh tả, ôn trung, cứu nghịch. Châm thêm Thiên đột, Trung hoãn nhằm giáng khí trừ đàm, dứt được chứng ói. Châm thêm Tam tiêu du, Quan nguyên nhằm làm thông khí Tam tiêu, ôn bổ vùng Hạ nguyên, giải uất, tán ngưng, dứt được chứng ói mà đau.
f) Ghi chú : phàm khi Hàn tà trúng vào Tam Âm kinh thì sẽ xuất những chứng thuộc Tam Âm như đau vùng bụng, rốn, tứ chi quyết lãnh, trên ẩu dưới tả (trong phân còn có những thức ăn chưa tiêu), khi dùng ngải cứu để cứu Thiên xu là nhằm làm ấm Trường Vị để trục đuổi khí hàn tà. Phép cứu này đối với các chứng cứu cấp như hoắc loạn ẩu tả, mang lại kết quả rất rõ, như khởi tử hồi sinh. 5 huyệt phải cứu 1 lúc, không được cứu cái trước cái sau không đồng bộ. Nếu như bị ẩu thổ, cứu thêm thiên đột 1 lượt với các huyệt trên, không tăng giảm riêng, Cứu Thần khuyết thẳng cho đến khi nào bệnh tả ngưng lại mới thôi, như bệnh gần tuyệt vọng, nên cứu cho đến khi nào hồi Dương mới thôi, phải nhẫn nại trong khi cứu thì tự nhiên phải hồi Dương. Nếu như trong lòng nóng nảy, bỏ dở nửa chừng thì có khi bỏ dở cứu 1 mạng người, ta không nên xem thường. Thần khuyết cũng có tên là Khí xã, cấm châm. Nếu châm sẽ làm cho người bệnh ẩu thổ và đại tiện bất thông. Áp dụng phép cứu hay hơn dùng thuốc vì nó có thể hồi Dương không để thoát khí. Cho nên muốn trị thoát khí nên cứu huyệt này.

Nguồn tin: sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây