17:55 20/07/2014
Mạch Đới và mạch Dương duy là hệ thống thứ 2 thuộc kỳ kinh mang tính chất dương. Mạch Đới và mạch Dương duy không có huyệt chung, chúng sử dụng kinh Đởm làm cầu nối giữa chúng với nhau.
22:13 31/12/2013
1. Hãy thành thực. Không những chỉ trong môn Hiệp Khí Ðạo mà thôi, mà bất cứ khi nào bạn học môn gì, thì sự thẳng thắn cũng là thiết yếu. Có người đã bị những kinh nghiệm hồi trước của họ, hay bị kiến thức hồi trước của họ làm hỏng, bây giờ không còn thể học tập điều gì mới một cách cởi mở. Những người như thế mắc phải một tật mà chúng ta gọi là thói xấu. Họ phê phán sự việc đơn thuần trên căn bản của cái kinh nghiệm hẹp hòi của họ và nghĩ rằng cái gì hợp với họ là đúng, còn cái gì không hợp với họ là sai. Tiến bộ không ở trên con đường đó.
19:13 31/12/2013
ĐỜI CON NGƯỜI Khi ta sửa soạn ra khơi trên một chiếc thuyền, trước hết ta phải kiểm điểm lại một vài sự việc. Cái lái có hư không ? Máy còn tốt không ? Có lỗ hổng nào dưới đáy thuyền không ? Chỉ khi nào chắc chắn rằng mọi chuyện đều tốt lành, ta mới cảm thấy yên tâm và nhổ neo để bắt đầu một chuyến du hành bình an.
15:13 16/11/2013
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá : "Ta đã nghe Thầy nói về vai trò của cửu châm, nghe đã nhiều rồi, sự phong phú của nó thật là không biết bao nhiêu mà kể, Ta đã suy rộng ra để thảo luận nhiều lần và đã quy nạp được về 1 mối, nay ta xin đọc lại cho thầy nghe, thầy nghe cho rõ về cái lý của nó, nếu có điều gì sai, xin thầy bảo cho ta biết, ta cũng xin được thầy tu chính cho đúng với cái đạo của nó, làm thế nào để truyền lại cho đời sau mà không có điều gì hại[1]. Khi nào ta tìm được những người có cái chí thông hiểu như chúng ta thì ta mới truyền dạy cho, còn nếu như không có được những người như vậy thì thôi, không dạy”[2].
15:08 16/11/2013
Hoàng Đế hỏi : "Vệ khí vận hành thất thường bị lưu trệ ở trong bụng, súc tích không vận hành được, uất tụ lại nhưng không có nơi nhất định, làm cho trướng mãn ở chi thể, hông sườn và Vị hoãn, hơi thở suyễn, khí nghịch lên trên, dùng phương pháp gì để có thể trừ được chứng bệnh này ?”[1]. Kỳ Bá đáp : "Khi nào khí tích lại ở trong ngực, ta sẽ thủ các huyệt ở vùng thượng bộ để trị[2], khi nào khí tích lại ở trong bụng, ta sẽ thủ các huyệt ở vùng hạ bộ để trị[3], khi nào cả 2 vùng trên và dưới ngực và bụng đều trướng mãn, ta có thể thủ các huyệt quanh vùng để trị”[4].