16:39 28/12/2015
QUAN NGUYÊN (Guànyuán - Koann Iuann). Huyệt thứ 4 thuộc Nhâm mạch ( CV 4). Tên gọi: Quan ( có nghĩa là cái chốt đóng cửa. Cái cốt yếu của sự vật gì hay chỗ tổng cục phân phát đi. Chỗ hiểm yếu); Nguyên ( có nghĩa là mới đầu, to lớn). Huyệt nằm bên dưới rốn, nơi mà nguyên khí được chứa dưới bụng dưới, là năng lượng lớn của sự sống.
19:32 02/12/2015
NHÂN TRUNG ( Shui gòu). Huyệt thứ 26 thuộc Đốc mạch . Còn có tên khác là Thủy cấu. Tên gọi: Thủy ( có nghĩa là nước); Cấu ( có nghĩa là rãnh). Huyệt nằm trên rãnh nước nên có tên gọi là Thủy cấu.
07:17 04/12/2013
I. ĐẠI CƯƠNG: 1. Quan điểm của YHHĐ - Định nghĩa: TBMMN hay đột quỵ (stroke) là dấu hiệu phát triển nhanh trên lâm sàng của một rối loạn khu trú chức năng của não kéo dài trên 24 giờ và thường do nguyên nhân mạch máu. - Hình thành đột quỵ từ một trong hai thể bệnh lý mạch máu não; thiếu máu não cục bộ hoặc xuất huyết. Thiếu máu não cục bộ là nguyên nhân thường gặp nhất ở đột quỵ do tắc mạch máu tại chỗ hoặc do lấp mạch từ nơi khác đưa đến. - Thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ cấp tính là những bệnh cấp cứu nội khoa đòi hỏi phải chẩn đoán ngay do có thể điều trị hiệu quả khi sử dụng sớm các thuốc. Giai đoạn phục hồi và di chứng cần được phối hợp điều trị nguyên nhân, phục hồi chức năng.
06:42 29/11/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: Là hiện tượng giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng nhìn do nhiều nguyên nhân như sang chấn tại mắt, chấn thương sọ não, viêm não, áp xe não, u não, viêm thị thần kinh nguyên phát, thiểu năng tuần hoàn não, chảy máu não.... Theo y học cổ truyền: bệnh thuộc các kinh Can, Thận vì Can khí, Thận khí điều hoà thì nhĩ mục thông minh
06:34 29/11/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: Hiện tượng khàn tiếng hoặc mất hoàn toàn tiếng nói do nhiều nguyên nhân khác nhau như: do điếc nên không nghe được (bẩm sinh) dẫn đến không nói được, do viêm não, chấn thương sọ não, di chứng tai biến mạch máu não hoặc do trúng phong (cảm phong hàn...) gây nên. Theo y học cổ truyền, do bế tắc thanh khiếu (thanh khiếu không thông) mà sinh bệnh (á khẩu)
06:09 29/11/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: Giảm thính lực là giảm một phần hoặc mất hoàn toàn chức năng nghe do nhiều nguyên nhân khác nhau như: điếc đột ngột mắc phải, viêm não, u dây thần kinh số VIII, thiểu năng tuần hoàn não, viêm tai giữa, chấn thương sọ não, ngộ độc thuốc... Theo y học cổ truyền, điếc thuộc chứng khí hư, do thận khí hư sinh ra tai điếc (thận khai khiếu tại nhĩ), có thể có trường hợp do hàn tà xâm nhập vào kinh Thiếu dương gây khí bế mà sinh ra điếc.
19:41 26/11/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: Viêm não là bệnh biểu hiện trên lâm sàng bằng hội chứng nhiễm khuẩn thần kinh, để lại nhiều di chứng nặng nề về thần kinh-tâm thần, có thể dẫn tới tàn phế suốt đời, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Theo y học cổ truyền, bệnh viêm não được xếp vào chứng ôn bệnh do nhiệt độc xâm nhập vào cơ thể làm dinh huyết hao kiệt, cân mạch suy tổn, thuỷ hoả bất điều, kinh lạc bế tắc, các khiếu không thông để lại di chứng giảm hoặc mất vận động kèm theo rối loạn tâm trí