I. MỤC ĐÍCH:
Để nhiệt độ và chất thuốc hoà tàn trong nước, tác động thấm vào da nhằm điều hoà kinh khí, hoạt huyết, khu tà.
II. CHỈ ĐINH, CHỐNG CHỈ ĐỊNH: 1. Chỉ định: Người uể oải mệt mỏi, gân cơ chân tay đau mỏi nề, một số bệnh ngoài ra, trĩ dò hậu môn, bí đái ỉa. 2. Chống chỉ định: Không có chống chỉ định rõ ràng. III. CHUẨN BỊ: 1. Dụng cụ: - Thuốc ngâm (thuốc bột để hoà với nước sôi. Ví dụ: Bột ngâm trĩ, thuốc sẵn để hoà với nước sôi, như thuốc ngâm châm kết hợp tác động lên các vùng ở bàn chân, thuốc thang sắc sau khi xông hơi nước thuốc rồi ngâm. - Chậu ngâm có nước nóng 40 - 450 đề hoà thuốc hoặc nước nóng 40 - 500 - Khăn lau sạch. - Quần áo sạch để thay nếu cần. - Ghế ngồi cho bệnh nhân. 2. Bệnh nhân: Được hướng dẫn quy trình ngâm 3. Thầy thuốc: - Hiểu rõ tác dụng của thuốc ngâm - Hướng dẫn cho bệnh nhân cách ngâm - Chuẩn bị chậu thuốc ngâm cho bệnh nhân. 4. Địa điểm: Kín đáo, sạch sẽ, thuật tiện cho việc ngâm. VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: - Bệnh nhân bộc lộ bộ phận cần ngâm - Kiểm tra nhiệt độ của nước ngâm xem nóng quá hoặc chưa đủ nóng đề điều chỉnh. - Ngâm vào nước thuốc nóng 20 - 30 phút. - Trong quá trình ngâm, tự rửa, tự xoa bóp vùng ngâm để tăng hiệu quả. - Ngâm xong, lau khô. - Xử lý vết tổn thương ở da nếu có. - Chỉnh đốn trang phục. - Làm vệ sinh phòng, chậu ngâm. V. GHI CHÉP, BÁO CÁO: - Lượng thuốc, nhiệt độ nước, thời gian ngâm. - Những diễn biến trong quá trình ngâm, thay đổi các triệu chứng. VI. HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN: - Giữ gìn vệ sinh nơi ngâm. - Theo dõi thay đổi sau khi ngâm và thông báo với thầy thuốc nếu cần.