BÀNG QUANG DU ( Pángguàngshù). Huyệt thứ 28 thuộc Bàng quang kinh ( B 28). Tên gọi: Bàng quang ( có nghĩa là Bọng đái) ; Du ( nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào). Huyệt nằm tương ứng với Bàng quang, là chỗ khí của bàng quang di chuyển và rót về. Chủ trị bệnh của Bàng quang, nên gọi là bàng quang du.
BẠCH HOÀN DU ( Báihuánshù), Huyệt thứ 30 thuộc Bàng quang kinh ( B 30). Tên gọi: Bạch ( có nghĩa là trắng); Hoàn ( có nghĩa là vòng tròn bằng ngọc); Du ( có nghĩa là nơi ra vào của khí, có nghĩa là huyệt). "Bạch hoàn cốt" theo giải phẫu cổ đại là xương cùng cụt, nơi các nhà đạo sĩ xem chỗ đó quý như ngọc. Huyệt nằm ở vùng gần đó gọi là Bạch hoàn du.
BÁCH TRÙNG OA còn có tên Bách trùng sào ( BăiChongWò). Kỳ huyệt.
BÁCH LAO ( Jiangbailao). Kỳ huyệt. Tên gọi: Bách ( có nghĩa là trăm, một cái gì đó nhiều về số lượng); Lao ( có nghĩa là bệnh lao). Huyệt đặc trị cho các chứng bệnh lao như lao phổi, lao hạch cổ ... nên có tên gọi là Bách lao.
BÁCH HỘI ( Băihùi). Huyệt thứ 20 thuộc Đốc mạch ( GV 20). Tên gọi: Bách ( có nghĩa là một trăm, nhiều về số lượng); Hội ( có nghĩa là hội tụ, cùng đổ về). Tất cá các kinh dương đều hội tụ với đầu, là nói "Chư dương chi sở hội", huyệt là trung tâm của đỉnh đầu. Do đó có tên là Bách hội.