CHU VINH ( Zhòuróng) . Huyệt thứ 20 thuộc Tỳ kinh ( Sp 20). Tên gọi: Chu hay Châu ( có nghĩa ở đây là nói toàn bộ cơ thể); Vinh ( có nghĩa là nuôi dưỡng). Huyệt từ Túc Thái âm Tỳ. Tỳ thống trị các cơ nhục và có chức năng kiểm soát sự lưu thông của huyết ( nhiếp huyết) và phân phối những chất cần thiết. Ngoài ra kinh khí khắp toàn bộ cơ thể đến đây trước khi được phân phối thêm nữa để nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể, nên gọi là Chu vinh ( nuôi dưỡng toàn bộ).
CHÍNH DINH ( Zhèngyíng) . Huyệt thứ 17 thuộc Đởm kinh ( G17). Tên gọi: Chính ( có nghĩa là đúng, chính xác); Dinh ( có nghĩa ở đây là gặp nhau). Huyệt là nơi gặp nhau cuat Túc Thiếu dương Đởm kinh và Dương duy mạch. Do đó gọi là Chính dinh.
CHIẾU HẢI ( Zhàohai). Huyệt thứ 6 thuộc Thận kinh. Tên gọi Chiếu ( có nghĩa là ánh nắng mặt trời hay sự sáng rực rỡ); Hải ( có nghĩa là biển, ở đây nói đến một lỗ hõm lớn). Nếu một người ngồi xếp hai bàn chân, khoanh lại với nhau cùng trên một mặt phẳng, một chỗ hõm xuất hiện ở dưới mắt cá chân trong. Đồng thời huyệt này cũng có tác dụng trong việc chữa trị về sự rối loạn của mắt. Do đó có tên là Chiếu hải
CHÍ THẤT ( Zhìshì) Tên khác: Tinh cung. Huyệt thứ 52 thuộc Bàng quang kinh (B 52). Tên gọi: Chí ( có nghĩa là nơi để tâm vào đó); Thất ( có nghĩa là cái nhà). Huyệt ứng với Thận, " Thận tàng chí". " Thất" ví như nơi kinh khí rót vào. Huyệt là nơi Thận khí rót vào, nó chủ trị bệnh thuộc về Thận nên gọi là Chí thất.
CHÍ DƯƠNG ( Zhìyáng). Huyệt thứ 9 thuộc Đốc mạch ( GV 9). Tên gọi: Chí ( có nghĩa là đến hay đạt đến); Dương ( có nghĩa là nói đến lưng, lưng là mặt dương của cơ thể). Lưng trên là phần dương của mặt dương ở lưng. Kinh đến phần dương của mặt dương ở huyệt này. Do đó có tên là Chí dương.
CHÍ ÂM ( Zhỉyìn) . Huyệt thứ 67 thuộc Bàng quang kinh ( B 67). Tên gọi: Chí ( có nghĩa là cao nhất, cuối cùng, tột đỉnh); Âm ( có nghĩa là ở dưới, nối tiếp với kinh âm). Dòng chảy của Túc Thái dương Bàng quang chấm dứt ở huyệt này, sau đó nó vào Túc Thái âm Thận, huyệt này có ý nghĩa là dương tận mà âm bắt đầu nên gọi là Chí âm.
CHI CHÍNH ( Zhìzhèng). Huyệt thứ 7 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 7). tên gọi: Chi ( có nghĩa là một nhánh của kinh); Chính ( có nghĩa là chánh, lớn, quan trọng hơn. Ở đây nói đến kinh Thủ thái dương. Một nhánh nổi lên từ kinh Tiểu trường, ở huyệt này nối với kinh Tâm là cơ quan then chốt của tạng phủ bên trong và tỏ ra quan trọng hơn Tiểu trường. Do đó mà có tên Chi chính ( nhánh của kinh).
CHI CẤU ( Zhìgòu). Huyệt thứ 6 thuộc Tam tiêu kinh (TE 6). Tên gọi: Chi (có nghĩa là cành nhánh, tay chân); Cấu ( có nghĩa là đường rãnh hẹp đường mương). Huyệt nằm trong chỗ hẹp giữa xương trụ và xương quay, nơi kinh khí chảy giống như nước chảy trong mương rãnh. Do đó mà có tên là Chi cấu.
CẤP MẠCH ( Jímài). Huyệt thứ 12 thuộc Can kinh ( Liv 12). Tên gọi: Cấp ( có nghĩa là nhanh); Mạch ( có nghĩa là đường thông thương khí huyết). Huyệt nằm cách bên giữa của biên giới dưới xương mu 2,5 thốn, nơi rãnh bẹn. Mạch của động mạch đùi ngang qua huyệt này và có thể sờ được mạch đập. Do đó có tên là Cấp mạch.
CÂN SÚC ( Jinsuò ). Huyệt thứ 8 thuộc Đốc mạch ( GV 8). Tên gọi: Cân ( có nghĩa là gân); Súc ( có nghĩa là co hay teo lại). Huyệt ở ngang mức Can du, liên hệ với Can, Can thuộc Mộc có liên hệ với Cân. Ngoài ra huyệt này có thể giải quyết được sự teo ( gân, cơ) và những chứng co giật. Do đó có tên là Cân súc.