DƯỠNG LÃO ( Yang lao). Huyệt thứ 6 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 6). Tên gọi: Dưỡng ( có nghĩa là giúp ích, làm lợi cho); Lão ( có nghĩa là già). Huyệt này chủ yếu có dấu hiệu làm mất hoặc giảm đi các chứng điếc, đau vai, đau lưng, khó khăn trong đứng ngồi cũng như sự thoái hóa của các cơ năng. Châm vào huyệt này có thể là giảm bớt những vấn đề trên của tuổi già, làm mạnh các tổ chức của cơ thể và gia tăng tuổi thọ. Do đó mà có tên là Dưỡng lão ( giúp ích cho tuổi già).
DƯƠNG TRÌ ( Yángchí). Huyệt thứ 4 thuộc Tam tiêu kinh 9 (TE 4). Tên gọi: Dương ( có nghĩa trái với âm , mặt ngoài của cổ tay được xem như là dương so với âm là trong lòng bàn tay); Trì ( có nghĩa là cái ao, ở đây có nghĩa là lỗ hõm). Huyệt nằm trong chỗ hõm , ở mặt dương của cổ tay. Do đó mà có tên Dương trì
YÊU DƯƠNG QUAN ( Yàoyángguàn). Huyệt thứ 3 thuộc Đốc mạch (GV 3). Tên gọi: Yêu ( có nghĩa là thắt lưng); Dương ( có nghĩa là trái với âm, ở lưng, là dương so với bụng là âm); Quan ( có nghĩa là cửa ải). Huyệt nằm ngay dưới Mệnh môn, nơi mà Thận dương phát triển, đồng thời đó là cái ải mà dương khí đi ngang qua. Do đó có tên là Yêu dương quan. "Yêu" ở đây phân biệt với "Tất" của huyệt Dương quan ở đầu gối gọi là Tất dương quan.
TẤT DƯƠNG QUAN ( Xiyángguàn). Tên gọi: Tất ( có nghĩa là đầu gối); Dương ( có nghĩa là mặt bên ngoài đầu gối); Quan ( có nghĩa là khớp). Huyệt ở chỗ hõm giữa mỏm trên lồi cầu ngoài của xương đùi và gân cơ hai đầu đùi. Do đó mà có tên Tất dương quan.
DƯƠNG PHỤ ( Yáng fu). Huyệt thứ 38 thuộc Đởm kinh ( G 38). Tên gọi: Dương ( có nghĩa là phía trên hoặc bên ngoài); Phụ ( có nghĩa là xương mác, thuộc tên giải phẫu xưa, còn có nghĩa là giúp vào nâng đõ). Huyệt ở mặt bên của xương mác, có tác dụng nâng đỡ xương chày nên gọi là Dương phụ
DƯƠNG LĂNG TUYỀN ( Yánglính quán). Huyệt thứ 34 thuộc Đởm kinh ( G 34). tên gọi: Dương ( có nghĩa ở đây là mặt ngoài của chân); Lăng ( có nghĩa là gò, đồi , nói đến một chỗ nhô lên cao ( đầu xương mác); Tuyền ( có nghĩa là suối, nói đến chỗ hõm phía trước bên dưới dầu của xương mác. Huyệt nằm ở chỗ khe hõm dưới đầu xương mác mặt bên chân, nên gọi là Dương lăng tuyền.
DƯƠNG KHÊ ( Yáng xì). Huyệt thứ 5 thuộc Đại trưởng kinh ( LI 5). Tên gọi: Dương ( có nghĩa là nói đến kinh dương, đại biểu bên ngoài); Khê ( có nghĩa là khe, dòng nước chảy ra ở giữa hai ngọn đồi. Khê cũng có nghĩa nói đến một bộ phận của cơ thể nơi có ít bắp thịt. Khi ngón cái được vểnh đứng lên, huyệt sẽ nằm trong chỗ hõm trên mặt bên ngoài của cổ tay, như thế hình tượng huyệt như ở trong một dòng suối ở giữa hai ngọn đồi. Do đó mà có tên là Dương khê
DƯƠNG GIAO ( YángJiáo) . Huyệt thứ 35 thuộc Đởm kinh ( G 35). Tên gọi: Dương ( có nghĩa nói đến một bên phía ngoài của chân); Giao ( có nghĩa là chỗ gặp nhau, cắt nhau). Huyệt là nơi gặp nhau của Túc Thiếu dương Đởm và mạch Dương duy, kinh Túc Dương minh Vị và kinh Túc Thái dương Bàng quang. Do đó mà có tên Dương giao.
DƯƠNG CƯƠNG ( Yáng gàng). Huyệt thứ 48 thuộc Bàng quang kinh ( B 48). Tên gọi: Dương( có nghĩa là trái với âm, ở bên trên, ở ngoài); Cương ( có nghĩa là cái gì mà có hệ thống không thể rời ra được đều gọi là Cương, hoặc sự gì lấy một cái làm cốt rồi chia ra làm các ngành đều gọi là Cương.
DƯƠNG CỐC ( Yánggu). Huyệt thứ 5 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 5). Tên gọi: Dương ( có nghĩa trái với âm, ở đây nói đến phần mặt ngoài, mặt bên được xem là dương, còn mặt giữa, mặt trong được xem là âm); Cốc (có nghĩa là hai bên núi, giữa có một lối nước chảy hoặc hang, núi có một vùng trũng, hõm vào gọi là Cốc. Huyệt ở trong chỗ hõm được tạo thành bởi sự gặp nhau của mỏm trâm xương trụ, khe giữa xương tháp và đầu dưới xương trụ. Do đó mà có tên là Dương cốc