15:48 19/12/2015
PHONG TRÌ ( Fèngchi - Fong Tchre). Huyệt thứ 20 thuộc Đởm kinh ( G 20). Tên gọi: Phong ( có nghĩa là gió, tác nhân gây bệnh); Trì ( có nghĩa là cái ao, ở đây nói đến một chỗ hõm). Huyệt được hợp lại bởi kinh Túc Thái dương và mạch Dương duy. Nó được xem như nơi tụ gió, tác nhân gây ra bệnh, biểu hiện những dấu hiệu của vấn đề về phong, như sự xâm nhập của phong hàn, trúng gió, trúng phong liệt nửa người. Do đó mà có tên Phong trì.
19:32 02/12/2015
NHÂN TRUNG ( Shui gòu). Huyệt thứ 26 thuộc Đốc mạch . Còn có tên khác là Thủy cấu. Tên gọi: Thủy ( có nghĩa là nước); Cấu ( có nghĩa là rãnh). Huyệt nằm trên rãnh nước nên có tên gọi là Thủy cấu.
18:50 09/09/2015
KIÊN TỈNH ( Jiàn Jing - Tsienn Tsing ). Huyệt thứ 21 thuộc Đởm kinh ( G 21). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai hay cùng vai); Tỉnh ( có nghĩa giếng, nói đến chỗ hõm sâu). Huyệt ở trên vai, dưới nó là khoang ngực trống và sâu như một cái giếng nên gọi là Kiên tỉnh.
19:50 03/10/2014
GIÁC TÔN ( Jiăo sùn - Tsiao Soun). Huyệt thứ 20 thuộc Tam tiêu kinh (TE 20). Tên gọi: Giác ( có nghĩa là góc của sọ); Tôn ( có nghĩa là cháu, ở đây chỉ những tôn lạc). Huyệt nằm ở góc của vùng thái dương ngay trên đỉnh tai. Một nhánh của tôn lạc xuất phát từ huyệt này và uốn cong xuống dưới má. Do đó có tên là Giác tôn.
18:03 01/10/2014
ĐỒNG TỬ LIÊU ( Tóng zí liáo - Trong Tse Tsiao). Huyệt thứ 1 thuộc Đởm kinh (G 1). Tên gọi: Đồng tử ( có nghĩa là con ngươi). Liêu ( có nghĩa là khe hở, đường nứt, khe xương). Huyệt ở phía bên của mắt nơi khe hở xương, từ con ngươi kéo ra nên gọi là Đồng tử liêu.
19:33 26/09/2014
ĐẦU KHIẾU ÂM ( Tóuqiàoyin - Tsiao Inn de tête). Huyệt 11 thuộc Đởm kinh ( G11). Tên gọi: Khiếu ( có nghĩa là cái lỗ); Âm ( có nghĩa là phần nằm trong bóng tối, so với Dương bạch. Huyệt ở sau tai, trên mặt âm của đầu. Để phân biệt với huyệt Khiếu âm ở chân nên gọi là Đầu khiếu âm.
19:57 19/09/2014
ĐẠI BAO ( Dàbào), Huyệt thứ 21 thuộc Tỳ kinh ( Sp 21). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là chung hay lớn lao); Bao ( có nghĩa là kiểm soát một cái gì đó một cách toàn bộ hay chăm sóc một cái gì). Huyệt Lạc nối chung các lạc mạch khác thuộc kinh Thái âm Tỳ như dạng cái lưới bủa ra chi phối các lạc của kinh âm và kinh dương. Tỳ cũng được xem như rưới khắp các cơ quan tạng phủ và tứ chi, tất cả các mô, các tổ chức của cơ thể chứa đựng chất dinh dưỡng từ Tỳ. Cho nên có tên là Đại bao
17:43 04/09/2014
CHI CẤU ( Zhìgòu). Huyệt thứ 6 thuộc Tam tiêu kinh (TE 6). Tên gọi: Chi (có nghĩa là cành nhánh, tay chân); Cấu ( có nghĩa là đường rãnh hẹp đường mương). Huyệt nằm trong chỗ hẹp giữa xương trụ và xương quay, nơi kinh khí chảy giống như nước chảy trong mương rãnh. Do đó mà có tên là Chi cấu.