KHỔNG TỐI ( Kongzùi - Krong Tsoe). Huyệt thứ 6 thuộc Phế kinh ( L 6). Tên gọi: Khổng ( có nghĩa là lỗ trống không hoặc lối đi); Tối ( có nghĩa là tụ lại hoặc tốt nhất, một cái gì đó quan trọng nhất). Vào thời xưa, người ta tin rằng huyệt này có tác dụng tốt nhất trong việc chữa bệnh sốt không có mồ hôi. Tuy nhiên huyệt này cũng là nơi khí huyết của kinh Phế tụ tập, châm vào huyệt này có tác dụng tuyên thông Phế khí rất hay, nó có thể giúp phế xua tan tà khí và kiểm soát được việc đóng và mở các lỗ chân lông. Do đó mới có tên là Khổng tối ( đường lối quan trọng nơi tụ tập).
KHỐ PHÒNG ( KùFáng - Krou Feng). Huyệt thứ 14 thuộc Vị kinh ( S 14). Tên gọi: Khố ( có nghĩa là chứa); Phòng ( có nghĩa là cái buồng, ngăn). Lồng ngực tựa như cái buồng chứa Tâm, Phế. Phế khí đi từ Khí hộ đi vào phần sâu của phổi, nó được giữ lại ở đây. Do đó mà có tên là Khố phòng ( nhà kho).
KHÍCH MON ( Xìmén - Tsri Menn). Huyệt thứ 4 thuộc Tâm bào lạc ( P 4). Tên gọi: Khích ( có nghĩa là chỗ xương thịt giáp nhau, khe hở); Môn ( có nghĩa là cái cổng). Huyệt được so sánh như một cái cổng, qua đó khí huyết của kinh Thủ Quyết âm Tâm bào ra vào. Do đó mà có tên Khích môn.
KHÍ XUNG ( Qìchòng - Tsri Chrong). Huyệt thứ 30 thuộc Vị kinh ( S 30). Tên gọi: Khí ( có nghĩa là năng lượng cần thiết cho sự sống. Ở đây khí chảy vào các kinh ở vùng bẹn); Xung ( có nghĩa là vọt, trút xuống hay đi ngược lên). Huyệt ở vùng bẹn, xuất phát từ bụng. Huyệt biểu hiện sự rối loạn khí ở phía trên, đặc biệt trong khi có thai đau vào buổi sáng. Do đó mà có tên là Khí xung ( khí ngược lên).
KHÍ XÁ ( Qìshè - Tsri Che). Huyệt thứ 11 thuộc Vị kinh ( S 11). Tên gọi: Khí (có nghĩa là không khí, nhưng ở đây nói đến Tông khí ( khí ở trong ngực) được tạo thành bởi sự kết hợp của khí hô hấp và tinh chất nước cũng như thức ăn ( cốc khí): Xá (có nghĩa là nơi cư trú). Huyệt là nơi cư trú của Tông khí, kinh khí đi qua huyệt này. Những triệu chứng của ho, nôn mửa, nấc và những sự rối loạn có liên quan tới Tông khí. Do đó mà có tên là Khí xá ( nơi cư trú của khí).
KHÍ HUYỆT ( Qì Xué - Tsri Yué - Tsri Tsiué). Huyệt thứ 13 thuộc Thận kinh ( K 13). Tên gọi: Khí ( có nghĩa là năng lượng của sự sống); Huyệt ( có nghĩa là lỗ trống không, nơi năng lượng ra vào). Đây là nơi hợp lại của Túc Thiếu âm, Thận kinh, và Xung mạch. Ở trong khí công, vùng quanh huyệt là nơi khí được hướng tới để dự trữ nguồn năng lượng. Thận được khí tự nhiên từ Phế nó trở thành nguồn khí chung cho của cả cơ thể. Do đó mà có tên Khí huyệt.
KHÍ HỘ ( Qìhù - Tsri Rou). Huyệt thứ 13 thuộc Vị kinh ( S 13). Tên gọi: Khí ( có nghĩa là khí giao ở trên); Hộ ( có nghĩa là cửa ngõ ( Cửa một cánh gọi là hộ; cửa hai cánh gọi là môn); ngoài ra còn có nghĩa là ngăn, hang. Huyệt ở chỗ hõm, nó cùng tương thông với khí của ngũ tạng được làm cửa ngõ cho sự nạp khí. Nên gọi là Khí hộ.
KHÍ HẢI DU ( Qìhăishù - Tsri Rae Chou). Huyệt thứ 24 thuộc Bàng quang kinh ( B 24). Tên gọi: Khí hải ( tên của một huyệt ở bụng dưới thuộc Nhâm mạch); Du ( có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào). Huyệt đối xứng với huyệt Khí hải, là nơi dương khí của cơ thể con người rót về, có quan hệ trực tiếp với nguyên khí con người, châm cứu vào đó để bổ nguyên khí, cho nên có tên là Khi hải du.
KHÍ HẢI ( Qìhăi - Tsri Rae). Huyệt thứ 6 thuộc Nhâm mạch ( CV 6). Tên gọi: Khí ( có nghĩa là nguyên khí bẩm sinh, năng lượng cần thiết cho sự sống); Hải (có nghĩa là biển, nói đến nơi cùng đổ về).. Huyệt ở dưới rốn 1,5 thốn, nó là biển của nguyên khí bẩm sinh, khí ở đây trong tình trạng phong phú nhất và phát triển nhất, là nguồn năng lượng cần cung cấp cho sự sống, nó là huyệt căn bản để bổ toàn thân trong cơ thể, nên gọi là Khí hải.
KHẾ MẠCH ( Chì Mài - Qì mài - Tchre mo). Huyệt thứ 18 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 18). Tên gọi: Khế ( có nghĩa là rồ dại, rối loạn hay co thắt); Mạch ( có nghĩa là một đường khí hoặc đường huyết vận hành. Huyệt nằm trên tĩnh mạch tai, ở bề mặt phía sau, chuyên trị co giật, có thể dùng để chữa sự rối loạn tâm thần hoặc co giật, nên gọi là Khế mạch.