LỜI NÓI ĐẦU Hôm nay Tôi được hân hạnh hội ngộ cùng quý vị nơi đây để bày giải trước quý vị vài nét về mạch học. Tôi nhận thấy quý vị chẳng quảng nắng mưa, chẳng tiếc thời giờ, đã đến dự đông đảo. Tôi chân thành cảm tạ quý vị. Lời mở đầu tôi xin chúc toàn thể quý vị Mạch Đạo Hanh Thông, vui hưởng cảnh thanh bình chung, trên đất nước Xã Hội Chủ Nghĩa của chúng ta.
Lý do: Để tài
Định Ninh tôi xem mạch giải bày nơi đây: “Mạch lý đứng đầu việc trị bệnh” mục đích chính tôi kính mời cũng như khích động sự tham gia góp ý của quý vị vào đề tài mạch lý này cho phong phú và cũng là đổi món ăn tinh thần, khi mà các quý vị đã từng thảo luận quá nhiều về bệnh lý, dược lý trong câu lạc bộ này, cho khác mùi lạ vị.
Ngoài ra tôi cũng biết rằng: Tôi làm việc này, tôi tự mua lấy dư luận đàm tiếu trong y giới rất nhiều, nhưng nếu ai cũng e ngại như vậy, trên đời này chẳng việc gì thành công. Bởi vậy, tôi xin tiên phong giải bày nơi đây.
Trước khi giải bày nội dung đề tài, tôi xin phép mở một vài dấu ngoặc cho truyện thêm vui, cho mạch khỏi lạc.
Sách dạy rằng: “Mạch lý tinh vi, mạch lý hạo phồn”. Dịch nghĩa câu ấy: “Cái lý của mạch tinh kỹ và kín mịn, cái lý của mạch lồng lộng như không gian, lắm nhiều như những bụi tơ”.
Ta cứ nói luôn miệng “Mạch lý khó quá, mạch lý sâu quá” như vậy cái lý của mạch là thế nào mà nó tinh sâu và nhiều rộng khó hiểu?
Theo tôi hiểu cái lý ấy có 2 nghĩa:
Lý vô hình và
lý hữu hình. Mọi lý sự ở đời, hễ lý sự nào đã có cả vô hình và hữu hình thì nó sâu rộng miên man khó hiểu.
Thế nào là Lý vô hình? Lý là lý nghĩa, lý sự, lý do. Muốn rõ lý nghĩa, lý sự, lý do ra sao, ta phải tìm kiếm nó trong tư tưởng vô hình. Thế là lý vô hình.
Thế nào là
Lý hữu hình? cứ chữ lý ấy suy ra. Lý còn có nghĩa “cơ lý, tấu lý”: làn da, thớ thịt. Muốn biết làn da thớ thịt ra sao, ta phải tìm kiếm nó trong vật chất hữu hình.
Ví dụ: Một khúc cây, ta cắt ngang ra, trong đó có nhiều vân nhiều khoanh nơi làn da thớ thịt của nó.
Đường mạch của ta, xét ra trong đó có những đường máu đường gân nơi làn da thớ thịt. Thế là Lý hữu hình.
Đúng với ý nghĩa sách dạy: “Thể, trạng của các mạch”. Thể là thể chất hữu hình, trạng là bóng dáng vô hình. Chữ thể ấy đã nói lên cả hữu hình và vô hình. Vậy mà tôi cứ học liền liền không phân biệt.
Vậy thể chất đường mạch đi lên đi xuống là lý hữu hình. Từ thể chất đường mạch đi lại mau chậm, đoán biết được bệnh tình thì chỗ đoán biết được bệnh tình đó là lý vô hình.
Bởi vậy tôi hiểu chữ “mạch lý” nói trên là kiêm cả vô hình và hữu hình. Cho nên cái lý của mạch nó tinh sâu và nhiều mà rộng.
Tôi nói thế tôi hiểu rằng: Khi xem mạch đã nhận biết khí sức đi lại mau chậm mấy tức, mấy chí của mạch, lại còn phải nhận biết đường gân mạch máu to nhỏ, mềm cứng, dài ngắn ra sao nữa.
Sách này dạy rằng:
Mạch học dĩ ý hội chi, bất khả dĩ ngôn truyền. Nghĩa là học mạch, người học trước truyền cho người học sau những bộ mạch, tên mạch, đường mạch đi lại cho đủ, rồi người học sau tự ý suy tìm hiểu biết sâu rộng thêm, chứ không thể nào nói những ý nghĩa sâu sắc của mình mà truyền cho hết được, ví nó uẩn khúc khó nói hết được, vì nó uẩn khúc khó nói hết cặn kẽ (uẩn khúc: sự ngoắt nghéo trong sâu sát).
Khác nào như học đàn. Người học trước chỉ dạy cho người học sau, những nốt nhạc đường dây cho đủ, rồi người học sau tự tính tình chuyển hứng, tự tay khéo léo sẽ gãy nên những tiếng nhạc hay, chứ không thể nào cầm tay chỉ dẫn những điệu nhạc du dương cho hết được. Vì khó nói nên lời.
Thật đúng như vậy. Tuy nhiên, chưa hẳn đã là tuyệt đối. Thiết tưởng: Người học trước sẵn sàng hướng dẫn, người học sau có ý chí học hỏi thiết tha, có lòng mến trọng cầu mong, kẻ trước người sau thông cảm nhau trong truyền thụ, lại chứng nghiệm cụ thể trong lâm sàng chẩn đoán cho nhiều, thật nhiều, chắc hẳn cũng tiếp thu được khá nhiều bí ẩn, đâu có phải hết thảy không nói ra để truyền lại được. Ngược lại là học chơi.
Điểm này hẳn các vị nhạc sư cũng đồng ý như vậy.
+ Khi xem mạch cho người bệnh mới đến lần đầu nên phúc khảo.(Phúc khảo: xem đi rồi lại xem lại ngay khi đó, chứ không phải tái chẩn, tam chẩn khác thời gian).
Tôi vẫn thường xem mạch phải phúc khảo:
- Ví dụ: Xem mạch cho một người nữ, thấy rõ một đường mạch trường khẩn ở cả bộ bên tay trái, còn tay phải bình thường. Xem xong đã biên mạch vào bệnh án, đã nói bệnh, đã biên toa thuốc. Nhưng thấy người bệnh cứ dạ dạ, tôi thầm nghĩ, có lẽ người bệnh này không tin những lời đoán bệnh vừa qua.
- Tôi liền phúc khảo thì mạch tay trái không trường khẩn nữa mà lại hồng hoạt.
- Xem mạch cho một người nam, Thấy rõ tả Thận Trầm Vi vô lực, hữu Thận quân bình. Khi biên mạch vào bệnh án, hỏi anh đau lưng không? Anh nói không! Tôi phúc khảo, mạch tả Thận bấy giờ lại Trầm án hữu lực.
Những người bệnh này, vóc người vừa phải không đến nổi quá gầy yếu và cũng đã ngồi nghỉ vài giờ, chứ không phải mới xồng xộc từ ngoài chạy vào rồi xem mạch ngay mà bảo “nó động mạch”.
- Mạch thay đổi khác nhau ngay, sau khi vừa xem xong vài phút. Như vậy, thần mạch hay mà bệnh chăng? Thưa xét ra không phải. Chỉ bởi người bệnh khi ấy mới thấy thầy thuốc, sợ oai thầy hiệp với tính nhát sợ của mình mà hiện ra mạch. Vài phút sau không khí giữa thầy thuốc với người bệnh thông cảm nhau thì mạch trở lại đúng mức.
+
Tại sao phải nhát sợ? Bời người nữ phần nhiều thiếu can đảm, khi gặp thầy thuốc lạ thì nhát sợ mà mạch lạnh đi, bởi người nam thận cung hay có tính sợ hãi, gặp sự lạ thì biến mạch đi. Thật thế, tôi thấy đổi mạch rất nhiều, mà chỉ đổi mạch Tâm Can Thận 3 bộ ở tay trái vậy. Nếu không tin xin quý vị thử nghiệm.
Bởi lẽ đó mạch phải phúc khảo, nếu không phúc khảo sẽ sai lầm không ít.
Tôi dám nói: xem mạch phải phúc khảo mới chắc chắn, chẩn mạch phải thật nhiều mới biết!Quả vậy: Nói ngay Định Ninh tôi năm nay 80 tuổi, cứ cho là tôi thành nghề từ năm 30 tuổi, thì hãy kể đến nay cũng đã 50 tuổi nghề. Tính về mạch xem ít nhiều đổ chung, mỗi ngày xem 3 mạch, mỗi tháng xem 90 mạch. Một năm xem 1.080 mạch. 50 năm xem 54.000 mạch. Thế mà đến nay mới nhận được mấy khía cạnh về mạch còn phải đem giải bày nơi đây để chứng minh công luận hòng học hỏi thêm.
Thưa quý vị: Đề tài Định Ninh tôi xem mạch này căn bản lý luận đều theo sách vở suy ra rồi học tập hiệp với kinh trị, thấy được vài nét mạch ngoài sách vở. Kể ra cũng tự cảm thấy phần nào hứng thú trong tâm học nhưng chưa chắc đã đúng.
Những vị :
Mạch gia thiên tài. Mạch gia thần học. Niên lão cao minh.Những vị để bản trước chỗ ngồi:
Xem mạch hơn chiếu điện. Xem mạch như chiếu điện. Miễn nói bệnh trước khi xem mạch. Tất cả quý vị nhận định điều sai sót hướng dẫn cho để tu chỉnh lại hòng đề tài này có thể được là “đề tài đem ra nghiên cứu” chăng.
Giờ đây tôi giải báy nội dung đề tài.
I. MẠCH HOẠT 1. Sách dạy:
Hoạt tự lũy châu lai vãng tật.Mạch Hoạt đi lại mau chóng, trong chỗ đi lại đó tựa như có hạt châu lăn liền liền cùng lúc.
2.
Nghĩa tên mạch Hoạt: trơn tuồn tuột. Đã trơn tuột hẳn là không rít. Đã trơn không rít hẳn là đi mau. Nếu nói chữ: Hoạt là hoạt lợi lưu loát, hoạt bát.
Lũy châu: (chữ “Lũy châu” trong câu sách dạy nói trên): hạt châu lăn liền liền hay hạt châu lăn vòng vòng. Chữ lũy châu này còn có người nói: “như một chuỗi hạt châu thấy ở trong đường mạch”.
3. Hình tượng mạch: mạch đi từng đợt, từng đợt như gợn sóng mà đi ruồn ruột mau chóng lại như có hật châu lăn trong đường mạch. Khi trở lại hơi chậm hơn, không ruồn ruột mà không có châu.
4. Đường đi nước bước: Hoạt đi trơn ruồn ruột, không ngừng, không rít, lại như có hạt châu cũng trơn tuột lăn theo trong đường mạch ấy. Mạch đi từ Xích đi ra đến bộ Quan mới thấy nó như hạt châu lộ ra mà đi đến Thốn hạt châu đã biến mất. Mạch đi hết lớp này đến lớp khác rất mau, rất nhanh, Hoạt lợi lưu loát.
Khi đi nổi (Hoạt phù) khi đi mạnh chắc (Hoạt thực) khi đi yếu (Hoạt nhược) khi đi chậm (Hoạt trì) khi đi quá mau (Hoạt sác) khi đi tản mát (Hoạt tán). Khi xem thấy Hoạt ở cả 2 tay, khi xem thấy có ở 1 tay (phải hay trái)… Tất cả tùy theo bệnh của mỗi người. Muốn biết rõ hơn tìm mạch Hoạt trong mục “xem mạch 6 tạng phủ” mà đối chiếu.
5. Sơ lược mạch bệnh: Mạch Hoạt tối đa là bệnh đàm.
- Cảm phong nhiệt hay phong hàn, Phong nhiệt hàn ấy cảm vào trong tác hại, đứng lại ở trên bốc lên làm đàm.
- Ăn uống tham lam quá cỡ không kịp tiêu hóa, đình tích trong bụng kết lại hóa ra đàm dãi đưa ngược lên.
- Vì lý do nào đó “vô tình hay hữu ý” máu ứ kết lại biến thành hơi bôc lên làm đàm.
6. Tìm dị đồng: Hoạt với Sác, Hoạt với Động.
-
Hoạt với Sác khác nhau vì “sức” đi lại.Hoạt đi lại luôn luôn, mau chóng nhưng trơn tuột thành ra sức hoạt nhẹ nhàng.
Sác đi lại cũng luôn luôn mau chóng nhưng không trơn tuột thành ra có sức tựa như nặng chắc.
- Hoạt với Động khác nhau vì “hạt châu, hạt đậu” đi và đứng.Hoạt có hạt châu tròn tròn đi tuồn tuột dưới ngón tay, không giữ lại được.
Động như có hạt đậu lăn tròn trùng trục đứng yên dưới ngón tay không đi không lại.
Nên nhận định phân biệt cho đúng. 7. Định Ninh tôi xem mạch Hoạt: Tôi xem mạch Hoạt nó đi trong đường mạch trơn tuột mau chóng. Mạch thì nổi lên từng đợt, từng đợt như lớp sóng, mạnh hơn nữa nghe như có tiếng đánh phừng phực, trong đó như có hạt châu lăn tròn trôi qua. Nhẹ thì chỉ như luồng khói lướt chìm qua dưới tay mà không có châu.
Hạt châu áy:
“Đàm khí” kết lại thành châu.
Đàm khí: “hơi” của đàm không phải thực chất đàm. Vậy hạt châu ấy chỉ là “hơi của đàm” kết lại.
Khi mạch đi từ Xích đến Thốn chỉ có một hạt châu tuột đi. Khi mạch trở lại không có hạt châu nào lăn trở lại. Vậy là khi đi vì đàm khí đẩy lên mà có châu, khi trở lại không có đàm khí thì không có châu, cho nên nó đi mau mà về chậm.
Hạt châu ấy rõ ràng, nó to bằng mắt của con cá (con cá độ 1 kg) nó đi mau ở dưới ngón tay ta không giữ lại được để xem hạt châu ấy có rắn chắc không, nhưng đoán hẳn là nó bằng hơi nên không rắn chắc.
Tại sao? hạt châu đi nhanh ở trong mạch Hoạt. Bởi đàm khí đẩy đi mà mạch nó đi Hoạt, Hoạt là trơn. Hạt châu cũng là Đàm khí kết lại, hạt châu tròn trơn trong mạch Hoạt, khi mạch đẩy đi thì nó đi nhanh. Suy ra cũng như hạt trân châu, hạt kim cương, hạt xoàn, ta để trên mặt bàn bằng phẳng nó cũng lăn nhanh, nhất là lúc có gió, nó càng lăn nhanh.
Hạt châu ấy chỉ xuất hiện khi có mạch Hoạt Phù, Hoạt Hồng, Hoạt thực, hay Hoạt sác là lúc khí mạch hữu dư. Ngoài ra khi mạch bất túc thì dù có Hoạt cũng không có châu như Hoạt nhược, Hoạt tán.
Hạt châu ấy thường xuất hiện ở cả tả Quan và hữu Quan, nhưng xuất hiện ở hữu Quan (Tỳ) nhiều hơn.
Hạt châu ấy đi trong mạch Hoạt ta tính một tức (một hô, một hấp) nó đi chừng 5 chí hay 4 chí là nhiều. Mỗi chí chỉ thấy một hạt châu trôi qua, nếu đếm luôn luôn, tưỡng như một chuỗi hạt châu. Thực ra mỗi hạt châu trôi qua, từ chí nọ đến chí kia cũng cách xa xa, chứ đâu có liền mà bảo là chuỗi hạt. Nếu có, chỉ có hai hạt hay ba hạt là quá nhiều, mà hạt trước to, hạt sau nhỏ tựa như tăm cá dưới nước nổi bật lên, hạt to rồi hạt nhỏ vậy.
Nói về chữ “lũy châu” trong câu
“Hoạt tự lũy châu lai vãng tật” nói trên, chữ “lũy châu” ấy “lũy lũy như châu”: hạt châu lăn liền liền hay hạt châu lăn vòng vòng đâu có phải là một chuỗi hạt châu. Nếu ai dịch nghĩa chữ “lũy châu” ấy là một chuỗi hạt châu kéo ruồn ruột trong đường mạch, có lẽ người ấy chỉ đọc sách chứ không xem mạch mà có xem mạch cũng có rất ít (xin lỗi) hay là tôi chưa xem thấy người nào có mạch như một chuỗi hạt.
Xét cho kỹ :bởi thực nhiệt, bới ứ huyết, bởi phong đàm, người bệnh, mỗi người bởi một thứ nào đó (trong 3 thứ ấy) đúc kết lại quá nhiều, quá nặng bốc hơi lên kết thành hạt châu đi trơn tuột trong đường mạch Hoạt.
Nếu nói rằng: “Mạch dù có đi trơn tuột mau chóng, mà trong mạch không có hạt châu không phải mạch Hoạt, nhất định khi ấy phải có châu mới là mạch Hoạt” thật không đúng.
Như tôi đã xem, tôi biết rằng: “Mạch đi tuồn tuột mà chưa có hạt châu cũng đã là mạch Hoạt”. Thật vậy, bỡi lẽ:
Khi nhiệt, đàm, huyết ứ mới phát, bệnh còn nhẹ đã hiện ra mạch đi trơn tuột thì chưa có hạt châu, vì chưa đủ sức kết thành hạt châu.
Lúc ấy là lúc mạch Hoạt chưa có châu.
Khi lâu ngày, bệnh ấy đã nặng mới hiện ra mạch ấy đi trơn tuột mà trong đó có hạt châu, vì đã đủ sức kết thành châu.
Lúc ấy là lúc mạch Hoạt đã có châu.
Như vậy thấy rằng: mạch Hoạt có 2 giai đoạn, khi trơn tuột chưa có hạt châu, khi trơn tuột có hạt châu, chứ không hẳn rằng có châu mới là Hoạt.
Chứng minh: Tôi đã xem mạch cho nhiều phụ nữ, khi có thai gần 3 tháng, trọng án ở hữu Quan, đường mạch gọn lại nổi cao lên từ Xích đi ra, cứ lớp lớp phừng phực trôi ra rất mau. Thế là Hoạt mà chưa có châu.
Vì khi ấy “huyết vượng mà khí suy” hạt châu là khí, khí suy thì làm gì có châu.
Khi thai ngoài 3 tháng, khí đã cân bằng với Huyết, Huyết vượng khí vượng, lúc ấy Hoạt mới có châu.
Nếu ta nhất định “mạch Hoạt phải có châu”, vậy khi thai gần 3 tháng, xem mạch chỉ thấy Hoạt chưa thấy châu, ta cho là chưa có thai sao?
Kết luận: khẳng định rằng:
“Mạch đi trơn tuột mà chưa có châu cũng đã là mạch Hoạt, chứ không hẳn phải có hạt châu mới là mạch Hoạt”. 8. Cái lầm về mạch Hoạt của tôi: Kết đoạn mạch này bằng câu chuyện “cái lầm về mạch Hoạt của tôi” này rất là xấu hổ, nhưng đã cảnh tỉnh cho tôi khá nhiều.
Cách đây chừng 30 năm. Sáng hôm ấy có hai bà đến phòng mạch của tôi, nhờ tôi xem mạch.
Tôi xem mạch cho một bà chừng 40 tuổi. Tôi để tay xem, thấy mạch của bà bộ Quan, bộ Xích có Hoạt.
Tôi nói ngay: Thưa bà, bà sanh đã mấy lần rồi? Mạch kỳ này bà đã có thai 3 tháng.
Bà giật phắt tay, trừng mắt nói: Ông này kỳ quá, người ta tu tại gia mà! Rồi bà đứng lên ra về, không chào hỏi.
Tôi choáng người, phần cứ thầm cãi “nhất định có thai”, phần bực tức mở sách kiểm tra lại ngay.
“Mạch khi có bệnh về (kinh kỳ tích huyết) thì bộ Xích Hoạt nhưng hẳn phải có kèm Hoãn nhược hay Trì Sáp”.Mạch khi có thai, thì bộ Xích Hoạt nhưng hẳn phải có kèm Sác mà Thực.”Đọc xong tôi ngẩn người mà tỉnh ngộ. Thật là may! Người ta đã dạy cho mình một bài học quý giá cho nghề.
Xét ra lỗi tại mình không chịu học, và trước khi xem mạch không hỏi hoàn cảnh sống của người ta. Nay nhận lấy những lời mỉa mai, ráng chịu.
Như vậy thấy rằng: khi xem mạch chớ cậy tài, cậy giỏi mà hấp tấp coi thường.
II. MẠCH KHẨN 1. Sách dạy: “
Khẩn tự khiến thằng, chuyển sách sơ”.Mạch Khẩn tựa như kéo dây thừng chuyển vặn đầu mối.
2. Nghĩa tên mạch Khẩn: Săn sít lại (khẩn túc) mà có ý găng gấp (khẩn thiết).
3. Hình tượng mạch: Mạch hình như cầm đầu sợi dây kéo ra (trong đó mấy sợi chỉ nhỏ chụm lại với nhau đã vuốt thẳng) vê vào với nhau cho săn sít, cho thẳng găng.
4.
Đường đi nước bước: Mạch đi như sợi dây vặn săn, kéo thẳng đi lại trong đường mạch. Hình thể to mà tròn tròn kéo dài, kéo thẳng như cái ruột bút bic hay nhỏ hơn chút. Khi dài khi ngắn tùy bệnh. Sức lực thường thường cứng nhắc, cũng có khi dịu xuống thì nhỏ ngắn mà hơi mềm.
Khi đi nổi (Khẩn phù), khi đi chìm (khẩn trầm), khi đi mau (khẩn sác), khi đi chậm (khẩn trì), khi đi ruồn ruột (khẩn hoạt) khi xem thấy có cả ở hai tay (6 bộ), khi chỉ thấy có ở 1 tay (3 bộ, phải hay trái), khi thấy có ở 1 bộ hay 2 bộ trong tay nào đó. Tất cả tùy theo bệnh của mỗi người.
5. Sơ lược mạch bệnh: Nói chung mạch Khẩn là bệnh hàn làm đau nhức. Thấy ở tay phải là cảm hàn hay hàn khí kết làm đau bụng. Thấy ở tay trái là hàn vào nội thể làm đau nhức gân xương. Thấy riêng ở bộ nào thì đau ở bộ ấy. Ví dụ: Thấy ở bộ Thốn tay phải là đau phổi. v.v…
III. MẠCH HUYỀN 1. Sách dạy:
“Huyền nhược trương cung, Huyền kính trực”.Mạch Huyền cứng thẳng tựa như lúc cánh cung (nỏ) đã kéo lên làm cho dây cung cứng thẳng.
2. Nghĩa của tên mạch Huyền: dây cung nỏ, cũng có thể là dây đờn.
3. Hình tượng mạch: Mạch đi cứng thẳng như dây cung đã bị cành cung kéo dãn ra cứng thẳng hay như dây đờn đã vặn thẳng.
4. Đường đi nước bước: Mạch đi to thì to như dây cung, nhỏ thì nhỏ như dây đờn, đều cứng thẳng đi lại trong đường mạch. Phần nhiều đi ở khoảng giữa xương thịt (trung) và chìm tới sát xương (trầm) ít có đi nổi nơi da thịt (phù).
Khi xem thấy có ở cả 2 tay (6 bộ), khi chỉ thấy có ở 1 tay. Tất cả tùy theo bệnh của mỗi người.
5. Sơ lược mạch bệnh: Nói chung, mạch Huyền bởi tiêu xài phóng túng quá, Khí huyết hao mòn, xương thịt gầy ốm thành lao. Thấy ở tay phải, có ho: lao phế. Thấy ở tay trái, nóng hâm, ra mồ hôi nhiều: lao xương, lao Thận. Khi thấy riêng ở bộ nào: lao ở bộ ấy. Ví dụ: Thấy ở bộ tả Quan: Can bệnh.
Đó là mạch Huyền khẩn, mỗi mạch có 5 điều riêng đã nói đủ.
6. Tìm dị đồng 2 mạch Huyền Khẩn: Hình tượng và sự đi lại của 2 mạch, cứ theo sách dạy, tôi đã trình bày nơi trên.
Đứng trên lý thuyết mà nhìn nhận và suy luận thấy rằng: mạch to, mạch nhỏ, đi lại cứng thẳng rất dễ hiểu chả có gì là khó. Nhưng khi lâm sàng thấy cảnh người bệnh rên la, lúc ấy thật sự để tay xem mạch mới thấy. Ôi! Nó gằng gằng giống nhau rất khó phân biệt để tìm ra điểm dị biệt trong chỗ giống nhau của chúng. Chắc hẳn người xưa cũng cho là khó phân biệt, nên đã dạy chúng ta phân biệt hai mạch ấy bằng cách nhận định về “lực lượng và hình tượng”.
“Huyền ngôn kỳ lực khẩn ngôn kỳ tượng” nghĩa là:
Huyền đi như vậy là “lực lượng nội bộ” phải dùng sức mạnh mà đi như co sức kéo cánh cung, chứ không phải kiểu hình bóng bề ngoài đẩy đưa.
Khẩn đi như vậy là “hình tượng ngoại lai”, hình bóng khi vặn thừng kéo dây như kiểu vừa làm, vừa chơi, không phải dùng đến lực lượng cố gắng.
Đọc hai câu ấy thấy rõ ràng phân biệt về bệnh: Huyền Nội Thương nhiều hơn Khẩn ngoại thương. Phần phân biệt về hình dáng và đường đi nước bước của hai mạch ấy vẫn còn trong vòng bí ẩn chưa dạy rõ ràng sâu sát để khi gặp mạch nhận định được ngay không còn phải nghi ngờ.
7. Định Ninh tôi phân biệt mạch Huyền khẩnNói chung:Đường đi lại của 2 mạch: khi mới để tay xem, thấy đường mạch thẳng căng, nhưng để tay xem lâu lâu một chút thấy nó hơi lườn lên lướt xuống trong đường mạch ấy chứ không thẳng căng.
Nói riêng:Đường mạch
Đường mạch Khẩn đi đi lại lại, khi mau khi chậm (tùy bệnh) đều to mà tròn tròn, mềm mềm mà cứng thẳng. Khi xem chỉ thấy giữa mạch đi đi lại lại, chứ không thấy 2 đầu mạch, nhưng cũng đoán chắc, đường mạch đó đã to mà lại tròn tròn hẳn là 2 đầu mạch bằng phẳng như đầu cái đũa chứ không nhọn. Lại cũng có khi đầu to, mình to mà đuôi hơi nhỏ từ thốn đi vào.
Đường mạch Huyền dù đi to như dây cung hay đi nhỏ như dây đờn (tối đa là nhỏ như dây đờn) đầu nhọn mà sắc như đầu mũi kim rõ ràng. Đường mạch gốc từ Xích đi lên, khi lên quá Thốn (dài) khi lên chỉ đến gần Thốn (ngắn) đã lùi trở lại. Khi lên đầu nhọn, khi lùi vuốt xuôi như cái đuôi. Còn gốc mạch lẩn ở trong không lộ ra, chắc gốc nó không nhọn. Đó là đường mạch Huyền dài suốt từ Xích đến Thốn. Con đường mạch Huyền ngắn ở một bộ nào đó thôi, thường thấy cả đầu đuôi đều nhọn mà khi đi ngoằn quèo, khi cứng thẳng không nhất định.
Xưa dạy phân biệt 2 mạch ấy, căn cứ vào: “Hình tượng đẩy đưa là Khẩn. Lực lượng cố gắng là Huyền” khác nhau đã nói trên. Nhưng tôi nhận định: “Thân mạch Khẩn thế nào cũng to, thân mạch Huyền thế nào cũng nhỏ hơn” là chính xác. Nếu khi ấy còn có nghi ngờ ta so đọ với chứng trạng và xem hình sắc người bệnh mà gọi ra mạch không thể sai.
Khí mạch
Khí nóng lạnh trong người thường hiện ra đường mạch.
Khi xem mạch Khẩn ta cảm thấy đường mạch nó lành lạnh dưới đầu ngón tay ta. Thật vậy, dù người bệnh ấy có đang lên cơn nóng chăng nữa, ta cũng cảm thấy nó lành lạnh, dưới đầu ngón tay ta vậy.
Khi xem mạch Huyền, ta cảm thấy đường mạch nó nong nóng dưới đầu ngón tay ra. Thật vậy, nếu người bệnh ấy đang lên cơn nóng thì dưới ngón tay ta càng nóng hơn mà người ấy có đang lên cơn lạnh chăng nữa, ta cũng cảm thấy nó nong nóng dưới ngón tay ta vậy.
Nóng lạnh này rõ ràng, nó nóng lạnh trong đường mạch, mà cảm giác đến đầu ngón tay ta chứ không phải nóng lạnh ngoài da thịt của người bệnh.
Sắc mạch
Màu sắc hiện ra mạch theo màu sắc 5 hành.
Khi xem mạch Khẩn: Ta đã thấy đường mạch nó lành lạnh dưới ngón tay ta hẳn là đường mạch nó còn có màu sắc thâm xanh hay thâm đen. Lúc ấy nhìn mặt người bệnh tái xanh.
Khi xem mạch Huyền: ta đã thấy đường mạch nó nong nóng dưới ngón tay ta, hẳn là đường mạch nó có màu sắc đo đỏ. Lúc ấy nhìn người bệnh môi khô đỏ, lưỡi đỏ, đầu lưỡi nhọn.
Nhận định màu sắc “mạch xanh, mạch đỏ” này, quyết không sai. Người xưa dạy “ngũ sắc mạch” thì
Thanh mạch và
Xích mạch tôi thấy nơi đây.
Bệnh mạch
Mạch khẩn thuộc hàn, đã hàn thì Khí bị hàn trước, cho nên thấy Khẩn ở tay phải nhiều hơn. Tay phải thuộc Tỳ Vị, Tỳ Vị chủ khí.
Mạch Huyền thuộc nhiệt, đã nhiệt thì Huyết bị nhiệt trước cho nên thấy Huyền ở tay trái nhiều hơn. Tay trái thuộc Tâm Can, Tâm Can chủ Huyết.
Mạch bệnh nặng nhẹ
Bệnh có mạch Khẩn, khi mới bị đau, đau rất dữ, nhưng rồi dùng thuốc cũng nhẹ dần. Có người khỏi ngay, có người tuy đã khỏi nhưng hãy còn tiềm ẩn trong người mấy chục năm, mỗi khi chuyển mình trở gió có đau lại, nhưng cũng không sao, dùng thuốc lại khỏi. Tóm lại, bệnh này dai dẳng chứ không chết.
Bệnh có mạch Huyền, khi mới bị đau, đau lơ thơ, cho là nhẹ coi thường rồi để hao mòn dần, kéo dài mấy năm. Tóm lại bệnh này dễ chết.
Mạch khỏi bệnh
Mạch Khẩn to mà thẳng, hễ thấy mạch nhỏ dần đi mà mềm mềm đứt quãng là bệnh sắp hết.
Mạch Huyền nhỏ mà thẳng, hễ thấy mạch nó to dần ra không đầu nhọn mà mềm mềm đứt quãng là dấu khỏi bệnh.
Chúng ta yêu nghề để giúp đời, chúng ta nắm chắc hai mạch Huyền Khẩn hẳn cũng đã trị được khá nhiều bệnh.
8. Hai mẫu chuyện vui mạch Khẩn- Tôi xem mạch cho người
Sáng ngày 12-10-1975, tôi đến phòng y tế quận I, ở đường Cao Bá Nhạ để đăng ký giấy hành nghề Đông y.
Tới nơi lên lầu, qua phòng ngoài, vào phòng trong, gặp được Bác sĩ trưởng phòng, nhưng ông đang nói chuyện với một ông khách. Tôi cũng vào nộp giấy đăng ký. Ông cầm lấy liếc nhìn qua, ông vẫn nói chuyện với khách, chừng 10 phút nữa. Tôi vẫn đứng đấy.
Khi khách đứng dậy, ông hỏi khách về vấn đề y dược gì đó. Khách trả lời, rồi ra về.
Bấy giờ Bác sĩ trưởng phòng mới mở tờ đăng ký của tôi (tôi vẫn đứng bên cái ghế), Bác sĩ xem tờ đăng ký gặp câu nào, hỏi câu ấy. Bác sĩ vặn hỏi rất nhiều, gắt gao, dằn giọng rất mạnh.
Tôi thấy mình bị xài xể quá cỡ. Tuy nhiên Bác sĩ hỏi câu nào, tôi trả lời câu ấy rất rành rẽ, đúng lý, trong lễ độ của một người già có Nho học (trong lúc vấn đáp tôi ngắm nhìn Bác sĩ khuôn mặt đầy đặn, dáng người phúc hậu, tuổi chừng 40 41. Tôi tự nhủ: sao người vậy đối với một ông già quá gắt gao?).
Chợt bác sĩ nói: “Ông ngồi” (không có tiếng mời).
Tôi bấy giờ mới được ngồi xuống ghế.
Bác sĩ tay phải cầm tờ đăng ký, vứt mạnh tay trái trước mặt tôi nói:
- Ông xem mạch cho tôi.
- Thưa bác sĩ, thế này là một kiểu sát hạch ngoại lệ?
- Không, tôi muốn xem mạch cho tôi.
- Thưa bác sĩ không được.
- Tại sao?
- Thưa bác sĩ, nghề Đông y chúng tôi xem mạch phải có nhân thần làm chủ, đâu có phải máy điện tử, mà bảo rằng, lúc nào muốn nghe, để máy vào ngực người ta mà nghe cũng được. Hiện giờ nhân thần Bác sĩ đang cầm quyền nhân thần tôi, tôi xem sao được?
Bác sĩ im lặng co tay lại, cầm tờ đăng ký nói vài câu cho qua và đổi chiều hướng tức khắc, Bác sĩ từ từ để tay trái trước mặt tôi.
- Thưa cụ, xem mạch cho cháu.
(Tôi thầm nghĩ đổi chiều rất mau, tài tình đáng phục)
- Được, thế thì tôi xem.
Tôi xem thấy một đường mạch Khẩn rất dài suốt từ Xích đến Thốn ở tay phải. Tôi xem 2 tay rất mau. Tôi đã nắm chắc được căn bệnh.
- Thưa bác sĩ: Sự gặp gỡ của con người ta nhiều lúc cũng có hên xui. Hôm nay tôi đến đây để xin Bác sĩ chứng thực tờ đăng ký, lại gặp lúc Bác sĩ vặn hỏi nhiều câu ngoài ý muốn. Thì ra Bác sĩ đang bị một sợi dây bằng hơi nó vắt ngang qua bụng làm đau tức khó chịu, muốn ợ hơi không ợ được, muốn tiểu, tiểu không được. Vì đó, Bác sĩ bực tức ném cái đau đó sang tôi. Thực ra tờ đăng ký của tôi có gì đâu mà phải vặn hỏi. Thưa Bác sĩ có phải thế?
Bác sĩ cười, giơ thẳng tay phải nói lớn: “đúng quá”. Mấy vị ngồi bàn giấy kế bên cũng cười lớn.
- Thưa bác sĩ đường dây vắt ngang ấy là khí lạnh. Khí lạnh hay làm hoen rỉ, phải thuốc ngay chớ để lâu, nó sẽ hoen rỉ sang bộ phận khác. Bác sĩ có vui lòng cho phép tôi về đem thuốc Bác sĩ uống không?
- Cảm ơn cụ ngày mai, cháu sẽ ra thăm cụ và xin thuốc. Rồi bác sĩ hỏi bệnh này phải kiêng cữ những gi?
Tôi nói đến đâu bác sĩ lấy sổ tay ghi chép đến đấy.
Tôi xin phép ra về.
-Tờ đăng ký, cụ đem về cứ ghim vào hồ sơ mà nộp. Thật ra vấn đề y dược chưa có lệnh, cháu không dám ký (lời bác sĩ).
Khi ra về được Bác sĩ đứng dậy, bắt tay tiễn chân ra hết phòng ngoài, xuống chân cầu thang. Bác sĩ bắt tay và nói “Y tế của cụ có gì cản trở, cụ cho cháu biết”.
- Dạ! Cám ơn Bác sĩ rất nhiều.
Kính thưa quý vị,
Quý vị cảm tưởng cho khung cảnh y tế của tôi lúc ấy thế nào.
Phần tôi, tôi nghĩ rằng: “Khung cảnh ấy chẳng những vinh dự riêng cho tôi mà còn vinh dự chung cho cả ngành Đông y lắm rồi. Nếu tôi xem mà nói trật thì ôi thôi, hết tất cả.
Bởi vậy, phải có học mới xem mạch đúng. Có xem mạch đúng mới được Bác sĩ Trưởng phòng cấp quận tiễn chân ra cửa và hứa hẹn giúp đỡ về y tế của mình. Phải chăng?
(Nói riêng về việc xem mạch trong những loại tương tự khung cảnh này. Bạn nào tự thấy mình vốn mạch còn ít, nên tìm cách thoái thác cho đẹp).
Người xem mạch cho tôi.
Tôi là Lương y chẩn trị của Viện Y dược học dân tộc (trung ương). Tôi được lương y Nguyễn Trung Hòa, Trưởng phòng huấn luyện của Viện đề bạt.
Sáng ngày 23-12-1977, tôi không được khỏe trong người, nhưng tôi vẫn cố gắng đi làm để khỏi cản trở thuốc thang cho nhiều bệnh nhân.
Sáng hôm ấy hết giờ chẩn trị, tôi ngả lưng nằm nghỉ.
Cô phụ tá Y tế của tôi chạy đến. Thưa bác mệt ạ?
- Tôi hơi mệt chút, nằm nghỉ chờ xe ra về.
Cô phụ tá, không hiểu, tức tốc đi báo cáo các vị Lương y, bác sĩ của Viện.
Lương y Nguyễn Trung Hòa, Y sĩ Hương và Bác sĩ Nga tới thăm ngay.
Tôi ngồi dậy vui vẻ cám ơn.
Lương y Hòa nắm ngay lấy tay tôi xem mạch. Ông xem đến mạch Hữu quan của tôi. Ông ủa! sao lại có mạch này?
Đúng, tôi vẫn có cái trầm tích ở đó, khi nào cảm, nó nổi lên.
Xong, ông lấy bút giấy biên toa “Sâm tô ẩm” sai người đem ra phòng dược cân ngay cho tôi 3 thang. Tôi ra về.
Sau đó lương y Hòa và các vị Bác sĩ đến tận nhà thăm hỏi tôi, ân cần nhiều lần.
Mấy hôm sau, tôi khỏe, đi làm tiếp tục.
Kính thưa quý vị.
Nhân vậy, Tôi tìm thấy nghề y của Lương y Nguyễn Trung Hòa đã xem thấy mạch Trầm Khẩn rất nhỏ, rất ngắn ở hữu Quan là loại mạch rất khó xem, đã biên toa “Sâm tô ẩm” là loại thuốc ôn tán nhẹ cho người có mạch Trầm khẩn nhỏ, khi cảm chỉ uống được loại thuốc ấy mà thôi.
Như vậy, Lương y Nguyễn Trung Hòa “xem mạch cho người biết mạch, dùng thuốc cho người biết thuốc” rất chính xác không ngại ngùng “xem mạch cho người biết mạch, biết thuốc là rất khó”.
Thật vậy, từ đây tôi mới mến ông Nguyễn Trung Hòa là đồng nghiệp, đồng viện nhiều hơn.
Đọc 2 mẫu chuyện vui này, nhận thấy “một mạch Khẩn dài, Một mạch khẩn ngắn” rõ ràng.
IV. MẠCH PHỤC 1. Sách dạy
: “Phục tiềm cốt lý, hình phương kiến”.Mạch Phục: chìm ẩn trong xương, khi xem phải ấn nặng tay thằng xuống mà đun đi đẩy lại mới thấy hình của mạch.
2. Nghĩa tên mạch Phục: Nằm rạp xuống, đã nằm rạp xuống, hẳn là nằm rạp tới mức không thể rạp xuống được nữa mới thôi. Như vậy nó giống như mạch Trầm mà còn sâu xuống hơn.
3. Hình tượng mạch: Đường mạch vừa phải, không to, không nhỏ nhưng nó cũng cứng như mạch Huyền hay mạch Khẩn.
4. Đường đi nước bước: Mạch Phục đi ẩn phục (chìm). Khi thì phục ở cả 3 bộ, khi thì chỉ phục ở một bộ (Thốn hay Quan hay Xích). Tất cả tùy theo bệnh. Nhưng Phục ở một bộ: bệnh còn nhẹ. Nếu phục ở cả 3 bộ: bệnh đã nặng.
5. Sơ lược mạch bệnh: Tà khí ẩn phục trong tạng cũng như nói tà khí hãm phục trong kinh. Âm dương bị bế tắc không phát tiết ra được làm bệnh Quan, bệnh Cách. Nghĩa là dương mạch không thông hòa thì “Khí” tụ lại ở trong làm bệnh Quan (muốn đái, đái không ra). Âm mạch không thông hòa thì “Huyết” tụ lại ở trong làm bệnh Cách (ăn vào, bắt thổ ra). Bệnh này thuộc loại nan trị.
6. Tìm dị đồng Phục với Trầm:Sách dạy:
“Trầm tự Phục, Phục cực kỳ Trầm, Thâm phục Thâm”. Đường mạch đi chìm xuống thì Trầm cũng giống Phục, nhưng sức chìm sâu xuống thì Phục sâu hết mức hơn Trầm.
Tức là khi xem mạch Trầm ấn nặng tay thẳng tới xương thì thấy.
Khi xem mạch Phục phải ấn nặng tay thẳng xuống thật sâu quá tầm xương mới thấy.
Như vậy, Trầm ở sát xương, Phục ở trong xương hay dưới xương.
Theo sách dạy, tất cả ý nghĩa trên về mạch Phục tưởng đã đủ, nhưng ta suy rộng ra cho nó rõ ràng hơn.
7. Định Ninh tôi xem mạch Phục: Phục là nằm rạp xuống (đừng hiều lầm với “phục tòng, phục vụ”).
Đã nằm rạp xuống thì nằm rạp ở bên đường, chứ không bao giờ nằm rạp ở giữa đường. Đó là lấy con đường làm thí dụ.
Nói cho rõ hơn, ta nói chữ “phục” này là “phục kích” dễ hiểu.
Phục kích là phục kích ở bên này đường hay bên kia đường, đã nói là phục kích thì không bao giờ phục kích ở giữa đường.
Nếu nói rằng: Mạch Phục ở trong xương hay ở dưới xương thì ta làm sao mò trong xương hay dưới xương cho thấy mạch?
Định Ninh tôi xem mạch bao giờ cũng để 3 ngón tay hơi cong cong cho đầu ngón tay dựng đứng trên đường mạch, chứ không để soãi thẳng 3 ngón tay trên đường mạch của người ta.
Vì tôi nhận thấy xúc giác ở đầu ngón tay nhậy cảm hơn xúc giác ở phần khác. Vả chăng dựng đứng 3 đầu ngón tay thì những lúc xem mạch cho bệnh khó trị, ta dễ nâng nhẹ, ấn nặng, dễ đun đi đẩy lại cái đầu ngón tay để tìm mạch.
Định Ninh tôi đã xem thấy mạch Phục, khi để 3 đầu ngón tay dựng đứng trên đường mạch của người ta, ấn thẳng xuống thật sâu không thấy mạch. Tôi thầm nghĩ: nếu người bệnh nào đã mất mạch thì người ấy phải chết, nhưng người bệnh này còn ngồi đây sao mà chết?
Tôi liền đun đi đẩy lại, rồi móc 3 đầu ngón tay khá sâu vào bên đường gân thì thấy mạch đi trong đó. Đường mạch đi cứng thẳng tựa như mạch Khẩn hay mạch Huyền mà sức nó mạnh tựa hồ muốn thúc đẩy để đi ra mà không ra được.
Như vậy, mạch Phục nằm ở bên đường gân, chứ không nằm phục ở trong xương hay dưới xương. Thật đúng nghĩa chữ “phục kích”.
Tôi xem thấy mạch Phục nó nằm phục bên đường gân ở phía trong cổ tay. Còn ở phía đường gân ngoài cổ tay, có hay không, tôi chưa xem thấy.
Một lần nữan nói rằng “Phục là phục kích”: nằm rạp một bên hay núp kín một bên. Phải chăng! Xin độc giả suy luận, nếu không tin, khi gặp mạch sẽ tin.
Ngoài ra thiết nghĩ, chúng ta làm thầy thuốc, xem mạch cho người thường xuyên, nên cắt móng tay cho bằng, phòng khi gặp mạch Phục phải móc đầu ngón tay vào đường gân tay của người bệnh. Người bệnh chẳng những không bị đau mà còn không thắc mắc về cách bắt mạch của người thầy thuốc.
V. MẠCH ĐỢI (ĐẠI)Mạch Đợi, đang đi, ngừng một chí rồi đi tiếp, trong vòng 50 chí, trước ngừng số nào, sau cũng ngừng ở số ấy.
Trong số 50 chia ra:
Từ 10 đến 50: số lớn.
Từ 1 đến 9: số nhỏ.
Ví dụ: Số lớn: Trước ngừng ở số 10 hay 10 lẻ mấy. Sau cũng ngừng ở số ấy v.v…
Số nhỏ: Trước ngừng ở số 3, Sau cũng ngừng ở số 3 v.v…
Tức là sự ngừng của nó, theo số nhất định, trước sao sau vậy.
Xét ra người xưa dạy: mạch đến 10 chí hay 10 chí lẻ mấy, 12 chí hay 12 chí lẻ mấy v.v… Mạch đến 3 chí hay 4 chí v.v…
Nghĩa là hãy thấy mạch đến tay là một chí, không chỗ nào, người nào nói “chí rưỡi” hay “nữa chí”.
Định Ninh tôi đã xem thấy mạch Đợi khi đến 1 chí rưỡi (1 ½). Nghĩa là tôi thấy chí trước dài đi suốt 3 bộ, chí sau chỉ đến nửa chừng là hết. Tôi gọi “một chí rưỡi”.
Nếu không tính số đến dài hay ngắn, cứ kể số đến tay thì là “nhị chí” nhưng cứ thấy một chí rưỡi nó lại ngừng. Nên gọi “chí rưỡi”.
Trong trường hợp bệnh đã suy kiệt, theo số đến của mạch Đợi trong số nhỏ mà tính ngày chết cho người bệnh. Tất cả đều nhân đôi.
Ví dụ: 8 chí còn được 16 ngày, 3 chí còn được 6 ngày hay 2 chí còn được 4 ngày v.v…
Tôi thấy người có mạch Đợi “1 chí rưỡi” này. Sau 3 ngày chết.
Tôi cho là đúng.
Biết sao, nói vậy. Đã mang danh người học mạch, biết có mạch lạ phải nói ra vậy.
VI. MẠCH SONG HÀNG (Chữ song hàng đây nói mạch đi hai hàng, không phải tên mạch).Trong ống mạch nơi cổ tay chỉ có “Huyết và Khí” là “Âm và Dương” đun đẩy nhau, từ Xích đi lên, từ Thốn đi xuống, đi đi lại lại thành một đường mạch ở trong ống mạch ấy mà thôi không khi nào nói có 2 hàng ở trong ống mạch, dù rằng mạch nọ có kèm mạch kia thì mạch kèm theo cũng theo mạch chính mà đi lên đi xuống một chiều trong một đường mạch chứ không rẽ ra đi lên đi xuống thành một đường mạch khác.
Trong sách chép những danh từ mạch:
1. Độc Phù: chỉ có một mạch Phù, không kèm theo mạch khác.
2. Độc Trầm: chí có một mạch Trầm, không kèm theo mạch khác.
3. Đơn Khẩn: chỉ một mạch Khẩn, không kèm theo mạch khác.
4. Song Huyền: hai mạch Huyền.
Suy ra ta thấy:
- Độc Phù: không có 2 mạch Phù.
- Độc Trầm: không có 2 mạch Trầm.
- Đơn Khẩn: đã rằng đơn Khẩn, hẳn có song Khẩn, không phải mỗi tay một Khẩn mà là một tay hai Khẩn.
- Song Huyền: nếu nói mỗi tay một mạch Huyền, hai tay hai mạch Huyền thì còn nói song Huyền làm chi. Vậy chữ Song Huyền này nói “một tay hai mạch Huyền”.
Thậy vậy, trong ống mạch chỉ có một đường mạch đi đi lại lại, vậy mà có khi Song Khẩn hay Song Huyền.
Xét ra trong 27 mạch chỉ có Huyền và Khẩn là có khi đi 2 đường mạch, trong một tay mà thôi. Bởi lẽ:
Nói về hình: Huyền và Khẩn đều như một sợi dây cứng dễ thấy.
Nói về bệnh: Huyền chủ bệnh lao, có khi đã lao phổi còn lao tạng khác.
Khẩn chủ bệnh hàn, có khi đã nội hàn còn kiêm ngoại hàn.
Bởi vậy, Huyền và Khẩn có khi có 2 đường mạch ở một tay, không phải Song Hàng sao?
Lại như Phù Khẩn hay Phù Huyền. Phù cứ nổi lên đi lại luôn luôn, trong khi ấy Khẩn hay Huyền cứ đi lại ở một bên, không phải Song Hàng sao?
Nếu như vậy mà bảo là không có mạch Song Hàng, vậy khi ta xem thấy những mạch như nói trên, ta tinh mạch đoán bệnh biết theo đường nào? Hay cứ để đấy rồi sẽ hay? hỏi đến bao giờ mới biết?
Lại còn có mạch:
Từ Thốn đi vào tới Quan thì sẽ ra rồi mất đi.
Từ Xích đi ra đến Quan cũng rẽ ra rồi cũng mất đi.
Trong khi hai đuôi mạch không gặp nhau ấy, bộ Quan vẫn nổi lên máy động. Mạch ấy là mạch gì? Mạch 2 hàng hay mạch 3 đoạn. có nên biết thêm chăng?
Định Ninh tôi đã xem:1. Một người bệnh hư lao, thân thể đã gầy ốm tay phải có một mạch Huyền, tay trái có hai mạch Huyền, 2 đường mạch ấy từ Xích đi lên, hai bên ống mạch, đầu nhọn cứng nhắc, nổi rõ dưới làn da gầy mỏng nơi cổ tay, sức mạch đi lên đến bộ Quan đã rụt lại. Như vậy là Song Huyền.
Nên biết, khi Huyền và Khẩn mà đã có 2 hàng mạch là bệnh đã vào giai đoạn nặng lắm.
2. Một bà có thai 6 tháng, mạch 2 tay quân bình hữu lực. Nhưng trong tả Xích có một đường mạch như sợi chỉ nhỏ yếu, thò ra thụt vào, chỉ trong bộ Xích ấy. Mạch này tôi còn “dự đoán” là mạch của cái thai, vì thai 6 tháng đã đủ tạng phủ kinh mạch thì phải có mạch thai hiện ra mạch của người mẹ.
Loại mạch hày một tay 2 mạch, nên tôi cũng xép vào mạch Song Hàng.
Tôi đem mạch Song Hàng nói ra đây là tôi đã xem đã thấy. Tuy nhiên, hãy còn là “biết đến đâu, viết đến đấy”. Mong người biết hơn viết thêm.
VII. MẠCH PHẢN QUAN (Vị trí mạch bộ Quan ngược lại).Cứ theo đúng vị trí, mạch bộ Thốn, bộ Quan và bộ Xích, 3 bộ mạch vẫn xếp hàng có thứ tự, nơi cổ tay là thuận chiều, là đúng bộ. Nhưng bộ Thốn, bộ Xích vẫn ở nguyên vị trí cũ mà mạch bộ Quan lại chạy sang phía ngoài xương cao (đầu xương tay quay) nơi cổ tay và ngược lại. Gọi Phản Quan mạch: mạch bộ Quan ngược lại.
Nhớ rằng: mạch bộ Quan tuy nhảy sang bên kia cổ tay, nhưng nó vẫn ở giữa Thốn và Xích.
Ta muốn nhớ mạch “Phản Quan” nơi đâu cho khỏi quên. Ta đọc câu sách sau đây, Câu sách mà ta đã đọc quen miệng, đổi đi vài chữ sẽ nhớ mãi không quên.
Chưởng hậu cao cốt hiệu Vi quan: phía sau xương cao nơi cổ tay là mạch Phản Quan.
Đổi lại:
Chưởng tiền cao cốt hiệu Phản quan: phía trước xương cao nơi cổ tay là mạch Phản Quan.
Khi ta xem mạch cho người, ta để ngón trỏ xem bộ Thốn, thấy bộ Thốn có mạch. Ta để ngón vô danh xem bộ Xích, thấy bộ Xích có mạch. Ta để ngón tay giữa xem bộ Quan, thấy bộ Quan không có mạch. Lúc đó ta ngớ ngẩn hoài nghi. Ta đưa ngón tay từ bộ Thốn thấy có đường mạch chạy vắt qua cổ tay sang phía ngoài xương cao có mạch. Đó là mạch Phản Quan rồi lại lần theo đường mạch ấy nó chạy vào bộ Xích.
Đường mạch chạy từ Thốn vòng ra phía ngoài xương cao, lại chạy vào Xích. Đường mạch ấy có người nổi cao lên bằng cái đũa vắt ngang, nó đi phập phồng, ta trông thấy rõ ràng. Có người không nổi cao lên, nhưng nhận kỹ vẫn thấy nó có đường nhỏ hầu như có cái khía lẫn chìm nhấp nháy ở dưới da thịt.
Mạch Phản Quan trong các sách cổ, nhiều sách không chép (hay có mà tôi chưa đọc tới). Nếu có cũng chỉ nói: “Có mạch Phản Quan” ngắn gọn thế thôi, chứ không giảng nghĩa.
Trong
Y Học Nhập Môn có chép, nhưng lại xếp mạch Phản Quan vào loại Xả mạch, tòng chứng: bỏ mạch theo chứng mà trị. Nghĩa là xếp mạch Phản Quan vào loại người chẳng may bị cụt tay không có chỗ xem mạch thì tìm chứng mà trị.
Lại cũng không nói rõ mạch Phản Quan có ở cả 2 tay hay chỉ có ở một tay, tay nào, có ở nam giới hay cả nữ giới, có ở khi phát bệnh hay đã có từ lúc bẩm sinh.
Chúng ta là kẻ hậu học muốn biết rõ mạch Phản Quan thế nào, thật rất khó.
Thánh nhân các ngài dạy mạch cho chúng ta, xem trong các sách rất đầy đủ và tinh kỹ chả có thiếu chi! Vậy mà mạch Phản quan lại ít nói đến, có lẽ mạch này không cần thiết chăng?
Chính tôi mấy chục năm trong nghề vẫn thắc mắc không biết mạch Phản quan thế nào? Nơi đâu? Và làm bệnh gì? Thường nói: người xưa đã dạy tên mạch, sao không nói rõ ý nghĩa, đường lối, bệnh tật cho hậu sinh biết?
Tình cờ trước đây vài chục năm, tôi có xem thấy mạch Phản quan. Nay tôi “thấy sao nói vậy” để người đọc hiểu thêm, không dám rằng “bổ khuyết”.
Tôi xem thấy 2 người có mạch Phản Quan, 2 người này đều là nam, đều ở Sài gòn.
(Khi tôi thấy mạch Phản Quan lần đầu tiên. Tôi vui mừng suy nghĩ và so đọ 2 tay người ta để đối chiếu. Lúc ấy nó thầm có luồng giải tỏa trong giác quan, ai trong đồng đạo yêu nghề mới hay nó thoải mái thế nào!)
Một người cao lớn (thường gọi thầy Hai, đôi khi nay còn gặp) đường mạch từ Thốn chạy sang Quan, từ Quan trở về Xích nổi to cao bằng chiếc đầu đũa đi mau đi mạnh.
Một người gầy yếu (không nhớ tên, đã lâu không gặp) đường mạch từ Thốn qua Quan, từ Quan về Xích, nho nhỏ lẫn chìm dưới da thịt, đi chậm.
Cả 2 người này mạch Phản Quan đều ở tay phải, còn tay trái đủ cả 3 bộ, một chiều như mọi người.
Khi tới xem mạch cho người cao lớn, tôi nói: “Ông có mạch chạy sang phía trước cổ tay” Ông nói: “Vậy mà từ nhỏ, các thầy xem cho con, cứ bảo là con không có mạch”. Như vậy nghe câu nói ấy, ta biết rằng: mạch Phản Quan có từ lúc bẫm sinh”.
Người gầy yếu uống thuốc bổ tỳ, dĩ nhiên.
Người cao lớn, mắc bệnh đái ra máu (niệu huyết) tuy uống thuốc thông lợi, nhưng phải ôn thông mới chịu, chứ không chịu hàn lương thanh giải.
Như vậy người có mạch Phản Quan mà có bệnh, phải chú ý vào “ôn Tỳ Vị”. Tỳ Vị thuộc hữu Quan, mạch bộ Quan tay phải đã đổi vị trí, hẳn là Tỳ Vị yếu. Còn mạch Phản Quan ở Tả Quan, tôi chưa xem thấy.
VIII. MẠCH TRÙNGChữ Trùng đây do tôi đặt ra gọi tạm. Mạch Trùng đây nói cam trùng, hồi trùng, vưu trùng v.v…tức là những giun đũa, giun kim v.v…ở dạ dày và ruột.
1. Mạch nào có Trùng?
Muốn nhận mạch Trùng nên tìm những mạch nào là mạch có trùng trước để dễ tìm ra.
Những mạch ta xem thấy mà biết rằng mạch ấy là mạch có trùng ở trong nội tạng, cứ theo sách dạy mà tôi đã xem thấy mạch, đã trị hết.
Mạch có trùng ấy chia ra 2 loại: Nhiệt trùng và Hàn trùng.
- Nhiệt Trùng: hiện ra mạch ở Tả thốn Tâm, “nhỏ như sợi chỉ, cứng thẳng mà đầu nhọn như mũi dùi” từ bộ Quan dùi lên Thốn Tâm. Đó là
“ thượng nhiệt hạ hàn”: bụng dưới lạnh trùng không chổ ở (tính trùng ưa ở chỗ nóng) phải ngoi lên trên làm đau nhói, nóng mình, sợ ánh sáng, muốn ói, ói khan, miệng đắng chảy dãi, môi đỏ, lưỡi đỏ, đầu lưỡi nhọn đỏ, có nhiều chấm đỏ lăn tăn nổi lên, khát nước, muốn uống nước nóng, chỉ một miếng thôi, uống vào lại nhổ ra, con người buồn phiền, khi tỉnh, khi mê.
Có khi bệnh nhân thổ ra con giun đỏ. Thật vậy, khi ta xem mạch, nếu nhận xét kỹ, ta cảm thấy đường mạch nó cũng đỏ. Bởi vậy có danh từ
Xích mạch.Như vậy mạch
Huyền Tiểu ở
Tả Thốn là mạch có trùng.
Điều trị loại này phải uống “An hồi lý trung thang”, nếu đại tiện táo thêm Đại Hoàng tửu sao và thường xuyên ngậm Ô mai hoàn.
- Hàn trùng: hiện ra mạch ở hữu Thốn Phế giáp bộ Quan, nhỏ như sợi chỉ mà nằm dài cứng thẳng thập thò run run nhấp nháy dưới ngón tay ta từ bộ Quan đến bộ Thốn. Đó là
“thượng hạ câu hàn”. Dưới bụng lạnh, trên ngực cũng lạnh, trùng không chổ ở nên ngoi lên cổ họng làm ngứa cổ bắt ho (không phải bệnh ho), người lạnh, sợ lạnh, nhâm nhâm đau bụng, đi ỉa lỏng, phân trắng lợt, không khát nước, bụng ỏng da vàng, môi lưởi lợt nhạt, miệng bắt thổ ra, con người ốm yếu bần thần.
Có khi bệnh nhân thổ ra con trùng trắng ngà. Thật vậy, khi ta xem mạch nếu nhận xét kỹ, ta cảm thấy đường mạch cũng trắng, bởi vậy có danh từ
Bạch mạch.Như vậy, mạch
Trầm khẩn ở hữu Thốn là
mạch có trùng.Điều trị loại này phải
“ôn trung tán hàn và trừ tích”.Nói chung: 2 loại mạch trùng này trẻ em nhiều hơn người lớn.
Nhiệt trùng: con trùng đỏ mình là nhiệt.
Hàn trùng: con trùng trắng mình là hàn.
Đó là con trùng bị ảnh hưởng hàn nhiệt trong người mà hàn nhiệt hóa cũng như xích bạch hóa. Thực ra không có tên “Hàn trùng, Nhiệt trùng hay Xích trùng, Bạch trùng”.
-
Lại có khi thai nghén bị ói mửa hoài.Vẫn biết rằng, ói mửa ấy bởi Huyết đứng lại làm thai, không hành kinh hàng tháng nữa. Tinh Huyết trong thai (khi thai chưa ổn định) hiệp lại xông lên họng tanh hôi bắt ói mữa ra.
Điều trị, nếu bởi “Khí Huyết đều suy yếu” uống Bát Vật Giao Ngãi thang. Nếu bởi “Huyết vượng, Khí suy” uống Bổ Khí thang đều phải lắm rồi.
Nhưng nếu khi ấy uống mãi thuốc trên không khỏi mà ta xem mạch thấy “nhỏ như sợi chỉ mà nằm dài cứng thẳng thập thò run run, nhấp nháy” dưới ngón tay ta từ bộ Quan đến bộ Thốn thì phải nghĩ đến trùng ngoi lên bắt thổ ra. Khi ấy chỉ cho uống vài liều thuốc sát trùng (thuốc giun) sẽ đi cầu ra giun là khỏi thổ. Sau đó uống Bổ Tỳ an thai là khỏe. (Thuốc giun thứ không phạm thai). Xin chớ bảo là vô lý. Thật đã trị mới nói ra đây.
Mạch này
Trầm Khẩn Tiểu cũng thuộc loại
Hàn trùng.Như vậy những mạch Huyền tiểu ở tả Thốn, Trầm khẩn ở hữu Thốn Quan, là loại mạch có trùng ở nội tạng rõ ràng.
Những người xem mạch ấy đã quen, hễ để tay vào mạch người bệnh thì thấy ngay là mạch có Trùng.
Một lần nữa nói rằng: “Thật đúng không sai”.
2.Tên mạch TrùngTôi xem thấy 3 người có mạch sau đây, tôi còn gọi tạm tên mạch là mạch Trùng.
Tôi xem mạch Tay phải cho một người thanh niên. Để ngón trỏ vào bộ Thốn, ngón vô danh vào bộ Xích đều có mạch đi lại. Để ngón tay giữa vào bộ Quan, bộ Quan cũng có mạch, nhưng mạch nó không thông suốt từ Xích qua Quan thông lên Thốn hay trở lại như thường lệ mà mạch bộ Quan nó tòe ra, tròn gọn dưới ngón tay giữa. Chổ tòe ra ấy như có nhiều côn trùng lúc nhúc châm châm lên đầu ngón tay, tưởng như đám giòi trong bãi phân trâu ướt (khi ấy mạch Xích Thốn vẫn đi lại).
Tôi thấy vậy, tôi bảo người bệnh: “Bụng anh rặt những giun nó đầy lên tới cổ”.
Người bệnh co tay lại cười nói lớn: “Cụ xem lạ quá, sao lại biết bụng có giun?”.
Tôi thấy vậy nói vậy, có đúng thế, tôi đưa thuốc cho anh uống.
Dạ! Cụ nói vậy con nhận thấy đúng quá! Con còn đang suy nghĩ. Sao Đông y coi mạch lại biết bụng có giun? Thưa cụ: Hiện giờ con không đau bụng, chỉ lành lạnh người và cả tay chân mà không biết cái gì nó cứ lo le ở cổ họng, ứa nước dãi ra khó chịu lắm. Bệnh đã hơn tuần nay, không muốn ăn, cứ bắt ngủ, mệt nhọc lắm, có khi nó buồn buồn trong cổ họng khó chịu, tưởng như có sợi tóc hay vật gì nó vướng trong cổ, con thò tay vào moi moi, tình cờ kéo ra một con giun dài mình trắng. Như vậy, con có bệnh giun, sao lại hiện ra mạch, mà cụ lại xem thấy? Thậy may cho con. Xin cụ cho con thuốc.
Bệnh này phại trị bằng Phụ Tử lý trung thang bỏ Cam thảo.
Thưa độc giả: tôi trải bao năm trong nghề và xem thấy 3 mạch này ở hữu Quan: Mạch tóe ra như bãi phân trâu ướt trong đó có nhiều trùng lúc nhúc châm châm lên đầu ngón tay khi đang xem mạch.
Tôi chưa biết gọi tên nó là mạch gì cho đúng, cho phải? Tôi còn gọi tạm tên nó là
mạch Trùng.Tôi đã suy nghĩ mạch này không phải Trầm Trì, Trầm khẩn hay Trầm Vi, mà cũng không phải mạch Vũ phi (như trên mặt nồi canh đặc nó sôi lốp bóp). Nêứ là mạch Vũ Phi, người bệnh ấy sắp chết đâu có đến ngồi đây để nhờ chẩn trị được.
Tôi tạm gọi mạch Trùng. Phải chăng? Thưa độc giả, xin quý khách quan tâm thẩm định.
IX. MẠCH DŨNGMạch Dũng này do tôi đặt tên, tạm gọi.
Chữ
Dũng này là Dũng dược,
dũng khởi: nhảy vọt lên, đẩy cao lên, không phải chữ Dũng là Dũng mãnh, dũng cảm: khỏe mạnh, hăng say dám làm.
Một bệnh rong kinh có mạch DũngTôi là lương y chẩn trị cho những bệnh nhân ở cơ sở thừa kế và bệnh viện nghiên cứu của Viện y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi mới vào chẩn trị phụ khoa nội trú tại bệnh viện nghiên cứu được vài tuần. Sáng thứ sáu 28 tháng7 năm 1978, tôi gặp một bệnh nhân có bệnh rong kinh do Bác sĩ Trưởng phòng khoa phụ chuyển bệnh nhân ấy đến tôi, để tôi điều trị (tôi khám bệnh ở khoa này sáng thứ sáu mỗi tuần).
Cô Nguyễn Thị H…22 tuổi, công nhân viên tại Xí nghiệp Dược phẩm 2 /9 ở đường Lý Chính Thắng thuộc Sở y tế thành phố.
Cô được vào nằm điều trị nội trú tại bệnh viện này ngày 27-7-1978.
Sáng thứ sáu 28-7-1978. Tôi khám bệnh cho cô. Tôi đọc bệnh án số 1031 của cô. Bệnh án đó, bác sĩ trưởng phòng đã khám trước ghi rõ bệnh tiền sử, hiện tại của cô.
Rong kinh kéo dài 4-5 năm nay, uống thuốc tây có đỡ rồi lại bị lại. Hồi tháng tư năm 1978 cô đi nằm bệnh viện Từ Dũ. Bệnh viện phải tiếp máu (1lít) cho cô, mới đỡ. Sau đó về nhà lại rong kinh trở lại. Thường kỳ kinh kỳ kéo dài 20 ngày, có kỳ gần hết tháng. Người mệt mỏi, không đau bụng, máu ra khi đỏ tươi khi cục đen. Tháng này ra kinh đến nay là 27 ngày. Ngoài ra không bệnh gì, chỉ hơi sốt âm.
Định Ninh tôi chẩn đoán:-
Vọng: Sắc mặt lợt lạt, hai mí mắt dưới phía trong trắng lợt, hai quầng mắt thâm đen, môi trên môi dưới lợt như không có máu.
-
Văn: nghe có vẻ mệt mỏi.
-
Vấn: ăn ngủ tuy kém, nhưng cũng tạm cho là bình thường, công tác vẫn cố gắng đầy đủ.
-
Thiết: tay trái Xích Thốn 2 đầu đi nhỏ chìm xuống, sức đi lại qua bộ Quan lắng kỹ mới thấy, hầu như không có. Nhưng mạch bộ Quan ở giữa đã nổi cao hơn mà còn bùng bùng nổi cao lên khá mạnh.
Tay phải phù án: Phù, Trầm án: Huyền.
+ Luận trị:1. Bệnh rong kinh đã quá lâu nên dùng những vị cố sáp (gắn lại, vít lại):
cửu giả khả cố.
2. Sắc mặt, môi miệng trắng lợt, sức người mệt mỏi, nên bổ Tỳ Vị:
Tỳ hư bất năng nhiếp huyết.3. Xích mạch Trầm Vi, nên ôn bổ Tử cung (Thận):
Thận hư thoát huyết.Lại với căn bản trị bệnh rong kinh loạn huyết lâu ngày mà Xích mạch Trầm Vi. Tôi lấy Quy Thục Khương Thảo làm linh đơn để lý âm thủy đều hữu hiệu.
Nhưng thầm nghĩ, mạch tay trái tuy bộ Xích, bộ Thốn đều Trầm Vi nhưng bộ Quan nó cứ đẩy ngược lên, nổi cao lên luôn luôn dưới ngón tay thế này là Can khí còn uất, Can huyết còn nhiệt thì cố sáp không được, ôn bổ Tỳ Vị không được. Ôn bổ Tỳ cung cũng không được nhất là lý âm lại càng không được thì phải làm sao?
Nào chức nghiệp lương y chẩn trị tại Viện của mình cho tròn trách nhiệm, nào đối với danh tiếng y dược to lớn của Viện cho được nêu cao, lại nghĩ vừa mới vào chẩn trị tại Viện được vài tuần gặp ngay bệnh rong kinh này khá khúc mắc, thật khá bận tâm.
Trong khi tôi để ngón tay trên bộ mạch Quan của cô, nó vẫn nhảy chồi lên. Tôi nhẩm đọc câu sách “
Lâm lịch bất đoạn, tà vị sở”: kinh nguyệt ra dầm dề hoài không dứt được, bởi ngoại tà nó còn trong Huyết bào chưa sơ thông ra hết.
Vậy hãy gọi nó “mạch phù ở trong mạch trầm” hãy cho uống Tứ vật tiểu sài xem sao đã? Thứ sáu tuần sau tái khám sẽ hay.
Hết giờ khám, trên đường ngồi xe cùng mấy vị lương y bạn ra về. Tôi nhận thấy bệnh rong kinh này cho uống lương giải như vậy cũng chưa chắc là đúng, mà nếu cho uống những loại nói trên lại càng không đúng. Tôi đem bệnh lý ấy bàn thảo với mấy vị lương y bạn để vấn kế. Có vị nói: “bệnh rong kinh lâu ngày, máu mất đi nhiều thành hư nhược, phải Khương Quế Phụ”. Tôi thấy có lý, nhưng nếu “Khương Quế Phụ” cũng là loại ôn bổ như nói trên, tất cả vẫn còn thắc mắc trong lý luận.
Về tới nhà mở mục “Lâm lịch bất đoạn” kiểm tra lại ngay: Sách dạy: “Nên cho uống Tứ Vật, Tiểu Sài để thanh giải tà nhiệt trong huyết bào”. Đọc vậy cũng yên trí phần nào, nhưng cũng còn vẩn vơ trong đầu óc.Thứ sáu tuần sau 4-8-1978 tái khám:
Cô H… thưa thầy: con uống thuốc ấy hết kinh từ 30-7, con vui mừng quá.
Cô uống 3 thang thuốc này mà hết kinh, tôi cũng phấn khởi vui mừng, cô xin nằm lại viện, tôi điều trị đến ngày cô được điều kinh.
Ngày 13-10-1978 Bác sĩ Trưởng phòng ký giấy cho cô ra viện.
Thưa độc giả: Đó là may mà trị được khỏi, chứ tôi tài giỏi gì đâu? Tuy nhiên, xét ra cũng có đôi phần định kiến. Nếu không, chỉ xét đoán qua loa, nhận định vội vàng, cho uống ôn bổ có thể xảy ra băng huyết.
Nói thêm đôi lời về bài thuốc “Tứ vật, Tiểu sài này” để biết rõ hơn.
Trong Tứ Vật có 4 vị: Khung, Quy, Sinh, Thược.
Trong bài Tiểu sài có 5 vị: Sài Cầm Sâm Bán Thảo.
Nhưng theo quyết định về dụng dược của Viện: “dùng thuốc dân tộc”.
Nên Tứ vật chỉ dùng có 1 vị Sanh địa.
Tiểu sài chỉ dùng có 3 vị: Sài hồ, Hoàng cầm, Cam thảo (Sanh địa, Hoàng cầm ta trồng được, Sài hồ, Cam thảo là nội sản).
Trong bài thuốc tôi chỉ cho uống có 4 vị nói trên rút tỉa trong ý chính của 2 bài thuốc thời xưa mà uống cũng khỏi.
Xét ra có uống thuốc này được khỏi, bởi bệnh rong kinh của cô kéo dài mấy năm liền mà cô đi điều trị thì thầy thuốc nào gặp cũng vít lại, là tất nhiên. Nhưng vít lại tà nhiệt càng đóng lại thăm căn bên trong. Nay gặp thuốc này sơ thông cởi mở cho tà nhiệt ra thì máu huyết trở về với sinh hóa tự nhiên rồi điều hòa lại mà được điều kinh.
Tên mạch DũngGiờ đây giải bày minh xác về mạch Dũng, sau khi đã nói rõ nguyên do.
Tôi xem mạch cô: Tay trái Xích Thốn hai đầu đi nhỏ chìm sâu xuống, bộ Quan ở giữa cứ đẩy cao lên, trồi lên đánh phừng phực dưới ngón tay trong lúc trầm án, nên tôi nói: “Trầm trung phù”: mạch Phù trong mạch Trầm.
Nếu Xích Thốn 2 đầu đều nhỏ chìm xẹp xuống, Quan bộ ở giữa dù có nổi cao mà sức đi lại từ Xích ra, từ Thốn vào, đánh mau, đánh mạnh thì tôi gọi là “Trầm sác”: mạch Sác trong mạch Trầm.
Nhưng không, sức đi lại ra vào của bộ Quan cũng nhỏ bé như Xích Thốn mà lại có sức nổi lên cao, trồi lên như mạch nước trong lỗ nhỏ bùng lên, từ Trầm án lên trung án, ấn nặng ngón tay cứ thấy đánh mạnh phừng phực dưới ngón tay. Như vậy “Trầm trung phù” mà là “Trầm trung Dũng”. Nên tạm gọi mạch Dũng.
Kết luận về mạch Trùng, mạch Dũng.Xem mạch cho một thanh niên không nóng sốt, để ngón tay giữa xem mạch Hữu Quan tòe ra không có lực mà lúc nhúc như kim châm, như kiến cắn dưới ngón tay giữa. Tôi tạm gọi tên mạch Trùng.
Xem mạch cho một thiếu nữ bệnh về kinh nguyệt, để ngón tay giữa xem mạch tả Quan, mạch nổi cao lên đánh phừng phực như nước sôi trong nồi canh đặt dưới ngón tay giữa. Tôi tạm gọi tên mạch Dũng.
Mạch Trùng, mạch Dũng, tôi thấy hiện tượng như vậy, còn đặt tên gọi tạm, chưa hẳn là đúng. Nhưng nhất định hiện tượng ấy ngoài sách vở không có trong số 27 mạch danh.
Thánh Y dạy ta 27 mạch, nếu kể cả mạch Tuyệt là 28 mạch. 28 mạch ấy là khuôn vàng thước ngọc để đo bệnh. 28 mạch ấy là con số nhất định không thể bớt cũng không thể thêm. Thật vậy, Thánh Y xưa đã đo lường, đã suy xét, vạch ra dạy bảo chúng ta đâu còn có thiếu sót hay dư thừa. Tất cả chúng ta học còn chưa thông, chưa hết, đâu dám coi thường. Thật đúng như vậy.
Vẫn biết thế, nhưng thiết tưởng, sách ra đời thừ thửo Kỳ Huỳnh đến nay cũng đã mấy ngàn năm. Sách vẫn nguyên hàng ấn loát cũ mà thời đại đã đổi thay.
Thời đại đổi thay, nếp sống, tư tưởng và mạch máu con người cũng phải theo thời đại đổi thay.
Xưa kia nằm hang ở lỗ. Ngày nay nhà cao cửa rộng, chân nhung nệm gấm.
Xưa kia ăn uống sống tươi. Ngày nay thịt chiên, cá nướng, yến tiệc linh đình.
Xưa kia đi bộ chân không, nếu đi xe cũng bằng nhân lực. Ngày nay bằng máy bay, xe điện.
Xưa kia khăn đóng áo dài xòe xoẹt. Ngày nay ngắn gọn lẹ làng xinh tươi.
Xưa kia 20, 30 tuổi mới thành gia thất. Ngày nay chưa đến tuổi “Nữ thập tam, nam thập lục” đã nhí nhảnh hẹn hò.
Xưa kia đau ốm sơ sài. Ngày nay bệnh tật nảy sinh có những bệnh kỳ lạ, sách xưa chưa từng nói tới (bệnh mới phải có mạch mới).
Xưa kia sống dưới chế độ đô hộ, tinh thần huyết quản chỉ những tùy theo lệ thuộc. Ngày nay sống dưới chế độ cách mệnh, tinh thần cương nghị, huyết quản uy hùng.
Nếp sống theo thời đại đổi thay, hẳn đường mạch cũng đổi thay, xin các mạch gia lưu ý nguồn ngách đường mạch nhiều hơn trước, chắc hẳn còn tìm ra những mạch danh khác. Mong lắm thay!
Tôi tạm gọi mạch Trùng, mạch Dũng. Xin những vị đã xem mạch nhiều xem xét, nếu đúng, âu cũng là một tài liệu để quý vị nghiên cứu thêm cho sau này.
Lại cũng xin những vị chỉ đọc sách và có xem mạch mà một số rất ít chớ vội kết luận là vô lý.
Tôi dám chắc mạch Trùng, mạch Dũng là phải có. Nếu ai không tin cứ chờ xem.
Dám mong những quý vị mạch lý danh gia nhận định những sai sót trong bài nói chuyện này, để tu chỉnh lại, hồng có thể góp phần nhỏ mọn vào mạch học của nền y học chúng ta.