Ngũ tà là một công thức của mỗi tạng, mỗi tạng khi có bệnh đều lấy Ngũ tà làm công thức để tìm bệnh của mỗi tạng ấy. Ý nghĩa Ngũ tà theo nguyên lý tương sinh, tương khắc, trong lúc xem mạch Tạng Phủ để tìm ra bệnh, bất luận ngoại cảm hay nội thương đều không ra ngoài ý nghĩa Ngũ tà.
Mạch Thốn khẩu có 3 bộ mạch : Mạch bộ Thốn, mạch bộ Quan và mạch bộ Xích. Vị trí Thốn, Quan, Xích là nhất định không thể đổi thay lẫn lộn.
Trong 27 tên mạch, người xưa phân loại “Thất biểu, Bát lý, Cửu đạo và Tam mạch” chỉ là khái quát để chúng ta hiểu rằng “Mạch có Âm Dương, Biểu Lý và Đạo Mạch” phải lưu tâm tìm hiểu.
Thiết chẩn: Đứng hàng thứ 4 cũng là đứng cuối cùng trong hàng Tứ chẩn, thiết chẩn là căn bản, là chủ chốt, là một việc cần thiết nắm phần quan trọng rất lớn trong việc xét mạch để biết bệnh ở “nội thể”. Thật vậy, mặc dù đối trước bệnh nhân, ta đã thấy người (Vọng), đã nghe nói chuyện (Văn) và đã hỏi những điều cần phải biết (Vấn) để xét bệnh.
TỨ CHẨN I. ĐẠI CƯƠNG: Chẩn: xem xét. Tứ Chẩn: 4 phép xem xét hay nói 4 phép khám bệnh, để biết bệnh. 1.Vọng chẩn: trông nhìn hình sắc, điểu bộ. 2.Văn chẩn: nghe ngóng thanh âm, hơi thở và ý tứ. 3.Vấn chẩn: hỏi rõ bệnh căn, trạng chứng. 4.Thiết chẩn: xét đoán bộ mạch. Bốn phép chẩn ấy gọi tắt là Vọng, Văn, Vấn, Thiết.
Định Ninh Tôi Học Mạch là tài liệu ghi chép lại nhiều tinh hoa của Mạch học cổ truyền. Đồng thời, qua thực tiễn kinh nghiệm của mình, Định ninh đã có nhiều ý kiến riêng độc đáo. Nhiều người thiết tha nắm được nghệ thuật bắt mạch. Nhưng đường đi quá khó! Định Ninh Tôi Học Mạch chắc là một tác phẩm đáp ứng được niềm mong mỏi đó. ( Bác sĩ Trương Thìn)