THIÊN 61 : NGŨ CẤM

Thứ bảy - 16/11/2013 15:09

Hoàng đế nội kinh

Hoàng đế nội kinh
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá : "Ta nói phép châm có ngũ cấm (5 điều cấm kỵ), Vậy ngũ cấm là gì ?”[1]. Kỳ Bá đáp : "Đây là cấm 1 số huyệt đạo trong trong ngày nào đó không được châm”[2]. Hoàng Đế hỏi : "Ta nghe nói trong phép cấm châm có ngũ đoạt”[3].
Kỳ Bá đáp : "Không nên châm tả những bệnh chứng không được châm tả”[4].

Hoàng Đế hỏi : "Ta nghe nói trong phép cấm châm có ngũ quá”[5].

Kỳ Bá đáp : "Đó là nói trong phép bổ tả không nên đi quá độ”[6].

Hoàng Đế hỏi : "Ta nghe nói trong phép cấm châm có ngũ nghịch”[7].

Kỳ Bá đáp : "Bệnh chứng và mạch cùng nghịch nhau, gọi là ngũ nghịch”[8].

Hoàng Đế hỏi : "Ta nghe nói trong phép châm có cửu nghi”[9].

Kỳ Bá đáp : "Nếu biết rõ 9 điều luận về cửu châm, gọi là cửu nghi”[10].

Hoàng Đế hỏi : "Thế nào gọi là ngũ cấm ? Ta mong được nghe về thời không được châm”[11].

Kỳ Bá đáp : "Ngày Giáp Ất trong Thiên Địa có chỗ ứng của nó : không nên châm ở vùng đầu, cũng không nên áp dụng phép châm Phát mông để châm vào trong tai[12]; Ngày Bính Đinh, không nên áp dụng phép châm chấn ai để châm vào vùng vai, cổ họng và huyệt Liêm Tuyền[13]; Ngày Mậu Kỷ có chỗ ứng của nó và những ngày thuộc tứ qúy (thìn, tuất, sửu, mùi), không nên châm vùng bụng và cũng không nên áp dụng phép châm Khứ trảo để châm tả thủy[14]; Ngày Canh Tân có chỗ ứng của nó, không nên châm vào các vùng quan tiết, đùi và gối[15]; Ngày Nhâm Qúy có chỗ ứng của nó, không nên châm vùng chân, cẳng chân[16]. Đó gọi là ngũ cấm”[17].

Hoàng Đế hỏi : "Thế nào gọi là ngũ đoạt ?”[18].

Kỳ Bá đáp : "Người bệnh lâu mà hình thể, cơ nhục bị héo gầy, đó gọi là nhất đoạt[19] ; Sau khi xuất huyết nhiều, đó gọi là nhị đoạt[20]; Sau khi ra mồ hôi nhiều, đó gọi là tam đoạt[21]; Sau khi tiêu chảy nhiều, đó gọi là tứ đoạt[22]; Sau khi sinh sản nhiều hoặc bị ra huyết nhiều, đó gọi là ngũ đoạt[23]. Những trường hợp này không nên châm tả”[24].

Hoàng Đế hỏi : "Thế nào gọi là ngũ nghịch ?”[25].

Kỳ Bá đáp : "Bệnh phát sốt mà mạch lại an tĩnh, sau khi hạn xuất mà mạch lại thịnh đại và táo, đó là nhất nghịch[26]; Bệnh tiêu chảy mạch lại hồng đại, đó là nhị nghịch[27]; Bệnh tê không còn cảm giác ở tay chân lâu ngày không khỏi, bắp thịt ở bắp tay và bắp chân bị vỡ, thân hình phát nhiệt, mạch đều tuyệt, đó là tam nghịch[28]; Tà khí xâm chiếm tràn vào trong, hình thể héo gầy khác thường, thân hình bị nhiệt, sắc diện trắng bệch, trong lúc đại tiện, tiêu ra máu đóng cục đen, loại máu cục đen này báo hiệu bệnh đã nặng, đó là tứ nghịch[29]; Bệnh hàn nhiệt lâu ngày làm cho hình thể héo gầy khác thường, mạch nhịp kiên mà hữu lực, đó là ngũ nghịch”[30].

Tác giả bài viết: Thiếu Phúc sưu tầm

 Từ khóa: hoàng đế, nghe nói

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây