Hoàng Đế hỏi:
Có người mắc bệnh ôn, mồ hôi ra rồi, lại phát nhiệt mà mạch “táo, tật”, không vì mồ hôi đã ra mà giảm bớt, nói cuồng, không ăn được... Đó là bệnh gì [1].
Kỳ Bá thưa rằng: Bệnh đó tên là “Aâm, Dương giao”. Giao như thế sẽ chết (vì chính không thắng tà) [2]. Hoàng Đế hỏi: Xin cho biết rõ nguyên nhân [3]. Kỳ Bá thưa rằng: Người ta sở dĩ có mồ hôi, đều sinh ra ở cốc khí, cốc khí sở dĩ sinh ra được là nhờ ở tinh khí. Giờ tà khí với chính khí giao tranh ở nơi xương thịt, nên mới có mồ hôi là tạ bại mà tinh thắng. Tinh đã thắng thời nên ăn được và không còn nóng nữa [4]. Vì làm nên nhiệt, là Tà khí, làm ra mồ hôi là tinh khí. Giờ mồ hôi ra rồi mà lại nóng, thế là tà thắng, không ăn được thời tinh không sinh ra được nữa. Bệnh sẽ cứ lưu lãi, mà tính mệnh cũng khôn toàn [5]. Vả ở Nhiệt luận đã nói: “mồ hôi đã ra mà mạch còn táo thịnh, thời chết”... Giờ mạch không cùng mồ hôi ứng nhau, thế là không thắng được bệnh còn sống sao được. Nói cuồng là mất trí, mất trí cũng chết. Giờ thấy ba triệu chứng chết, không một triệu chứng nào sống... Bệnh dù có bớt sau rồi tất cũng chết [6]. Hoàng Đế hỏi: Có người mắc bệnh mình nóng, mồ hôi ra, và phiền, mãn, chứng phiền, mãn không vì hãn ra mà giải... Như thế gọi là bệnh gì? [7] Kỳ Bá thưa rằng: Hãn ra mà mình nhiệt là Phong, hãn ra mà phiền, mãn vẫn không giải là quyết. Bệnh đó gọi là Phong quyết [8]. Hoàng Đế hỏi: Nguyên nhân vì sao? [9] Kỳ Bá thưa rằng: Cự dương chủ về khí, cho nên bị tà trước. Thiếu âm với Cự dương cũng là làm biểu lý. Gặp nhiệt thời ngược theo lên, vì theo lên nên thành quyết [10]. Điều trị thế nào? “Biểu, Lý” đều thích, và cho uống thêm thuốc nước [11]. Hoàng Đế hỏi: Bệnh “lao phong” như thế nào? (Làm lụng khó nhọc, hãn ra, gặp gió mà phát bệnh, gọi là lao phong) [12]. Kỳ Bá thưa rằng: Chứng lao phong phát sinh từ dưới Phế, chứng trạng của nó cổ cứng, đau, và mắt mờ. Nước miếng nhỏ ra như nước mũi, ố phong và rét run... [13] Điều trị thế nào? Vì thủy tà ràn lên, không cúi ngửa được. Phải làm cho thống lợi tiểu tiện, để sự cúi ngửa được dễ dàng. Người khí ở Cự dương mạnh, ba ngày khỏi, người trung niên năm ngày khỏi, người già, bảy ngày khỏi, (bà năm, bảy... đều thuộc về Dương số). Nếu ho ra như nước mũi sắc xanh vàng, tựa như mủ, hoặc tròn như viên đạn, khạc ở trong miệng ra... Hoặc ra cả ở mũi. Những cái đó không ra được, sẽ làm thương Phế. Thương Phế thời chết [15]. Hoàng Đế hỏi: Có người mắc chứng Thận phong mặt và “xương khoai” chân sưng “ụ lên, nó làm nghẽn ở cổ, nói ra cũng khó. Có nên thích chăng? [15] Kỳ Bá thưa rằng: Người khí hư không nên thích. Không nên thích mà cứ thích, sau năm ngày, khí tất lại nghịch [16]. Điều trị như thế nào? [17] Tà khí đến, tất chính khí ít, thỉnh thoảng nhiệt. Thỉnh thoảng nhiệt từ trong Hung. Bối dẫn lên đầu, hãn ra, tay nhiệt, miệng khô, khát quá, tiểu tiện vàng, dưới mắt sưng, trong bụng sôi, mình nặng nề, đi lại khó khăn, nguyệt sự không xuống, phiền mà không ăn được, không thể nằm ngửa, nằm ngửa thời ho. Bệnh đó gọi là Phong thủy. Đã bàn rõ ở trong Thích pháp (tức Thủy huyệt luận) [19]. Xin cho biết rõ manh mối [19]. Tà phạm tới được, tất bởi chính hư. Aâm hư, Dương tất phạm tới... Cho nên “thiểu khí, thỉnh thoảng nóng và hãn ra, tiểu tiện vàng” do thiếu phúc có nhiệt: “không thể nằm ngửa”, do trong Vị không hòa, “nằm ngửa thời ho”, vì thủy nghịch bách lên Phế phàm các chứng thuộc về thủy, thời thũng ở dưới mắt trước... [20] Vì sao? [21] Thủy thuộc Aâm, phía dưới mật cũng thuộc Aâm. “Phúc” (bụng) là nơi chính cư của Chí âm. Vì thủy ở trong phúc, nên phía dưới mắt thũng, vì chân khí nghịch lên, nên miệng đắng, lưỡi khô, nằm không thể nằm, nếu nằm ngửa thời ho ra nước trong [22]. Các bệnh về thủy, cũng không thể nằm, vì nằm thời kinh và khái, trong bụng sôi, vì gốc bệnh do tự Vị, bách lên Tỳ thời phiền và không ăn được, vì nó bị nghẽn cách ở Vị quản, mình nặng nề và thũng khó đi lại, vì mạch của Vị dẫn xuống cả chân, nguyệt thủy không xuống, vì bào mạch bị vít, Bào mạch thuộc Tâm mà chằng vào trong Bào, giờ chân khí phách lên Phế, khiến Tâmkhí không thông xuống được, mới gây nên chứng trạng như vậy [23].