Tác dụng dược lý: 1.Giải cảm sơ tán phong nhiệt
2.Trừ phong giảm đau: Tinh dầu Bạc hà bốc hơi nhanh gây cảm giác mát và tê tại chỗ, làm giảm đau giảm ngứa.
3.Giải độc thúc sởi mọc nhanh ( theo y học cổ truyền)
4.Bạc hà, tinh dầu bạc hà hay Menthol uống với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, xúc tiến sự bài tiết của tuyến mồ hôi làm cho nhiệt độ cơ thể hạ thấp, liều lớn có tác dụng kích thích tủy sống gây tê liệt phản xạ và ngăn sự lên men quả bình thường trong ruột.
Ứng dụng lâm sàng:
- Trị ngoại cảm phong nhiệt: thời kỳ đầu như cảm mạo, cảm cúm, viêm đường hô hấp trên, dùng cồn Bạc hà 10%, mỗi lần 5 -10 giọt, uống nhiều lần trong ngày hoặc dùng cồn Bạc hà xoa mũi, xoa 2 vùng thái dương làm giảm đau đầu, chống nghẹt mũi hoặc kết hợp với Kinh giới, Phòng phong, Lá tre nấu nước xông ra mồ hôi. Trường hợp uống thuốc sắc dùng bài thuốc giải cảm gồm: Lá bạc hà 6g, Kinh giới 6g, Phòng phong 5g, Bạch chỉ 4g, Hành hoa 6g, nước sôi 150ml hãm 20 phút uống lúc nóng.
- Trị sởi chậm mọc hoặc mọc không đều: giải đôïc trị ban chẩn, dị ứng dùng bài: Bạc hà 4g, Ngưu bàng tử 12g, Xác ve 2g, Cam thảo 3g sắc uống.
- Trị chứng rối loạn tiêu hóa: (ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn, đau bụng tiêu chảy ..) dùng cồn Mộc hà thủy ( Mộc hương, Cam thảo, Bạc hà, Quế, Can khương, rượu 30 độ). Người lớn mỗi lần uống 25 - 30 giọt pha với 10 - 20ml nước sôi để nguội, trẻ em từ 2 -12 tuổi 2 giọt cho mỗi tối.
- Phòng cảm cúm: dùng cồn Bạc hà xoa mũi hoặc uống lúc có tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc dùng bài thuốc gồm: Bạc hà, Kinh giới, Tía tô, nếu mùa hè cho thêm Hoắc hương mỗi thứ 4 - 6g, sắc nước cho trẻ uống để chống cúm lúc có dịch cúm.
Liều thường dùng và chú ý:
- Liều : 3 - 8g.
- Chú ý: thuốc không được đun sôi lâu, nếu là nước sắc, vì Bạc hà phải cho vào sau.
Không dùng cho trường hợp biểu hư ra mồ hôi nhiều.