ĐƯƠNG QUI ( Radix Angeliae Sinensis) Đương qui còn gọi là Tần qui, Vân qui, Xuyên qui được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh là rễ phơi khô hay sấy khô của cây Đương qui ( Angelica Sinensis (Oliv) Diels; Angelica Polymorpha Maxim var sinensis Oliv.) thuộc họ Hoa tán Apiaceae ( Umbelliferae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXV - Bổ huyết.
ĐƠN LÁ ĐỎ (Excoecaria cochinchinensis Lour. var. cochinchinensis,) có tên thuốc là hồng liễu bối hoa tức cây có lá giống lá liễu mà phía lưng (bối) của lá có màu hồng. Có thể thu hái đơn lá đỏ quanh năm để làm thuốc, song chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 6, đặc biệt vào tháng 5 âm lịch, khi tiết trời thường xuyên có nắng to, cây phát triển tốt, lá to, dày, nhiều nhựa, màu lá đỏ tía, cũng là lúc cây cho hàm lượng hoạt chất cao. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm VII - Thanh nhiệt giải độc.
ĐỘC HOẠT (Radix Angeliae Pubescentis) Độc hoạt hay Hương Độc hoạt là rễ của cây Mao Đương qui (Angelica Pubescens Maxim. F. biserrata Shan et Yuan.) thuộc họ Hoa Tán (Umbelliferae). Độc hoạt dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Chưa thấy có ở Việt nam. Ở Trung quốc sản xuất chủ yếu ở Tứ xuyên và Hồ Bắc nên gọi là Xuyên Độc hoạt là thứ tốt nhất hiện nay. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm III - Phát tán phong thấp.
ĐỖ TRỌNG (Cortex Eucommiae Ulmoidis) Đỗ trọng (Cortex Eucommiae) là vỏ phơi hay sấy khô dùng làm thuốc của cây Đỗ trọng (Eucomia ulmoides Oliv.) thuộc họ Đỗ trọng (Eucommiaceae) vị thuốc này được ghi đầu tiên ở sách Bản kinh. Còn có tên là Mộc miên vì trong vỏ có chất sợi tơ bạc. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXVII - Bổ dương.
Tên thường gọi: Đinh lăng Tên khác: Linh lăng, Gỏi cá Tên khoa học: Polyscias fruticosa (L,) Harms Tên đồng nghĩa: Tieghempanax fruticosus R Vig. Thuộc họ Nhân sâm - Araliaceae. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXVIII - Bổ khí.
ĐINH HƯƠNG (Flos Caryophylli) Đinh hương còn gọi là Công Đinh hương, Hùng tử hương, Đinh tử, Đinh tử hương là nụ hoa của cây Đinh hương, tên thực vật là Syzygium aromaticum (L) Merr et Perry. Nước sản xuất chủ yếu là Tanzania, Malaixia, Indonexia, các đảo Zanziba và Pemba (Ấn độ dương). Nước ta di thực chưa thành công còn phải nhập. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm IV - Trừ hàn.
Tên dược: Frucetus Kochiae Tên thực vật: Kochia Scoparia (L.) Schrad Tên thường gọi: Ðịa phu tử Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XIX - Thẩm thấp lợi thủy.
ĐỊA LONG (Lumbricus) Địa long tức giun đất còn có tên Khâu dẫn, Khúc đàn, Ca nữ, Phụ dẫn. Có tên khoa học là Pheretima áiatica Michaelsen, pheretima aspergilum (E.Perrier) hoặc Allalobophora caliginosa (Savigny) trapezoides (Antiuges), dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XIII - Bình can tức phong.
ĐỊA LIỀN Kaempferia galanga L ( Kaempferia rotunda Ridl .) Họ Gừng Zingiberaceae Còn gọi là Sơn nại, Tam nại, Thiền liền, Sa khương, Faux galanga. Có tên Địa liền vì lá mọc sát mặt đất. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm IV - Trừ hàn.
ĐẬU ĐEN Semen Vignae cylindricae Hạt đã phơi khô của cây Đậu đen (Vigna cylindrica ( L.) Skeels), họ Đậu (Fabaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm II - Phát tán phong nhiệt.