Thành phần chủ yếu:
Cành mang hoa quả và quả có chứa chừng 3,50% muối vô cơ tan trong nước, trong đó 68% là Kali clorua, ngoài ra còn có một số ancaloit.
Tác dụng dược lý:
1.Tác dụng lợi tiểu: rõ.
2.Tác dụng kháng khuẩn: in vitro, thuốc có tác dụng ức chế các loại trực khuẩn lỵ, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn dung huyết.
3.Tác dụng hạ áp: trên thực nghiệm, chích nước sắc Hạ khô thảo cho thỏ có tác dụng gây hạ huyết áp. Trên lâm sàng cũng quan sát thấy thuốc có tác dụng hạ áp đối với người mắc bệnh huyết áp cao và làm giảm nhẹ triệu chứng.
4.Tác dụng chống ung thư: Qua nghiên cứu thực nghiệm bước đầu nhận xét thấy có tác dụng chống sự tăng trưởng của tế bào ung thư di căn ( thử nghiệm trên ung thư cổ tử cung của chuột nhắt).
Ứng dụng lâm sàng:
1.Thanh nhiệt tán kết: dùng chữa chứng tràng nhạc (loa dịch tức lao hạch lâm ba cổ) và anh lựu ( như bướu cổ đơn thuần) thường lấy vị Hạ khô thảo làm chủ dược. Những bài thuốc kinh nghiệm có:
2.Trị đau mắt đỏ: (do Can hỏa bốc như viêm màng tiếp hợp cấp, viêm giác mạc cấp, mắt sưng đỏ dùng bài:
3.Trị cao huyết áp đau đầu, mắt đỏ:
Ngoài ra có kinh nghiệm dùng Hạ khô thảo kết hợp Mộc hồ diệp trị viêm họng mạn, viêm lưỡi mạn. Mùa hè dùng Hạ khô thảo độc vị hoặc gia Sinh địa làm nước trà uống giải thử nhiệt, trị nhọt lở mùa hè ở trẻ em.
Trường hợp bị chấn thương phần mềm bị xát thương có thể dùng Hạ khô thảo giã nát đắp ngoài.
Liều thường dùng: 8 - 12g, thuốc tươi dùng nhiều hơn.
Chú ý lúc dùng:
Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet